Tin tức - pháp luật 2011-07-27 02:07:04

DU LỊCH ĐANG “THIÊU ĐỐT” PHÚ QUỐC: Ươm mầm cho cái chết


[justify][size=4]Dịch vụ quá nghiệp dư, khai thác du lịch (DL) theo kiểu vắt kiệt tài nguyên không chỉ khiến Phú Quốc khó giữ chân du khách, mà còn đẩy vùng sinh thái nhạy cảm nơi đây đến bờ vực suy thoái và nỗi ám ảnh với cái chết mang tên ô nhiễm.[/size][/justify]


[justify][size=4]Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nguy hiểm và đáng lo hơn lại chính là thái độ thiếu cầu thị của nhà chức trách. Không chỉ nhiều lần bỏ qua những ý kiến đóng góp, phản biện xã hội, nhiều lúc người ta còn dùng cả biện pháp mạnh để chặn đứng các góp ý từ những người gắn bó với Phú Quốc và vì Phú Quốc.[/size][/justify]

Một điểm bán san hô công khai ngay trước đình Nguyễn Trung Trực, xã Gạch Dầu. Ảnh: L.T

[justify][size=4]Dịch vụ bán cả tương lai

“Dự tính sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm để khi về thuyết phục gia đình ra Phú Quốc nghỉ hè, nhưng sau khi đi đến đây thì ý tưởng trên không còn nữa” - đó là phản hồi của nhiều thành viên trong đoàn du lịch mà chúng tôi tham gia sau chuyến DL đến đảo Ngọc. Đây chính là hệ quả của cách làm du lịch nghiệp dư. Nhưng nguy hiểm hơn việc phát triển DL vắt kiệt tài nguyên đang đe dọa tương lai của Phú Quốc.

PGS-TS Nguyễn Hữu Chiếm - khoa Môi trường - Tài nguyên thiên nhiên, ĐH Cần Thơ - nhấn mạnh: “Các rạn san hô không chỉ là môi trường sống chủ yếu của các loài cá và nhiều loài sinh vật biển, mà còn là đê sinh học che chắn sóng, chống và giảm nhẹ tác động của thủy triều, sóng thần, biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng. Vì vậy, khai thác san hô là diệt môi trường sống của nhiều loài hải sản và gia tăng nguy cơ nước biển dâng”.

Cũng theo các chuyên gia, Phú Quốc đã, đang và sẽ đối mặt với hệ lụy hết sức nguy hiểm mà nguyên nhân chủ yếu là do phát triển “nóng”. TS Nguyễn Chí Thành - nguyên Phân Viện trưởng Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ - nhấn mạnh: Quy hoạch hồ chứa nước khoảng 1.200ha tại xã Cửa Cạn đúng vào vị trí phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Nếu xây dựng sẽ huỷ hoại 123,5ha, chiếm gần 40% tổng số rừng nguyên sinh hiện còn sót lại và 1.099,6ha rừng thứ sinh có chất lượng tốt nhất của Vườn quốc gia Phúc Quốc.

Điều này sẽ khiến Phú Quốc mất “cả chì lẫn chài”. Chia sẻ quan điểm này, TS Nguyễn Hữu Chiếm cho rằng, việc phá rừng xây hồ Cửa Cạn ngay tại vị trí thượng nguồn sông Cửa Cạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước phía hạ nguồn như các nhà khoa học đã cảnh báo về đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mêkông. Theo ông Thành, thực tế cho thấy vẫn có nhiều phương án thay thế để tạo nguồn dự trữ và cung cấp nước ngọt cho nhu cầu phát triển DL, mà không phải hủy diệt khu rừng nguyên sinh cực kỳ quý giá còn sót lại.

Luôn không muốn nghe

Nhiều năm qua đã có không ít ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và công dân tâm huyết với Phú Quốc ra sức đóng góp với hy vọng hạ nhiệt cơn phát triển “nóng” ở đảo Ngọc. Tuy nhiên, phần lớn những ý kiến đóng góp ấy hoặc bị “bỏ qua” hoặc bị ngăn chặn ngay từ trứng nước. Theo TS Thành, từ năm 2009, tại hội thảo khoa học tổ chức ở Phú Quốc, qua công trình nghiên cứu công phu, ông đã đưa ra nhiều căn cứ khoa học chứng minh cho những sai lầm khi xây hồ chứa nước tại Cửa Cạn: “Cần xem xét lại về mặt pháp lý lẫn khoa học. Bởi diện tích xây hồ là rừng nằm trong vườn quốc gia, chịu tác động của 4 đạo luật: Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường. Việc phá rừng không chỉ làm mất cảnh quan, đa dạng sinh học và tài nguyên rừng mà còn phá đi khả năng trữ nước và cấp nước tự nhiên của rừng”. Sau đó, TS Thành nhiều lần lên tiếng, nhưng những nỗ lực ấy vẫn như gió vào nhà trống.

Mới đây, niềm hy vọng ấy lại thắp sáng trong tôi khi trong lần về công tác Phú Quốc, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội Lê Quốc Dung góp ý: “5 sân golf là quá nhiều đối với Phú Quốc”. Nghe tôi tâm đắc với niềm hy vọng, một vị lãnh đạo BQL đầu tư phát triển đảo Phú Quốc không nói thẳng, mà chỉ kể lại câu chuyện cũ: “Một trong những việc đầu tiên của BQL khi đi vào hoạt động là soạn văn bản kiến nghị xin cắt bớt số sân golf với 2 lý do: Sân golf chiếm diện tích lớn, trong khi đất đảo có hạn, thậm chí rất hẹp. Sân golf “ngốn” lượng nước tưới và thải ra lượng hóa chất độc hại rất lớn, đe dọa đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng xấu đến trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm tầng nông, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho đảo.

Tuy nhiên, kiến nghị này không được các vị có thẩm quyền đồng tình. Thậm chí sau lần đó, một số vị lãnh đạo còn áp dụng biện pháp mạnh để chặn đứng sự đóng góp ý kiến về sân golf. Một lần, ngay tại diễn đàn hội nghị bàn về phát triển Phú Quốc do tỉnh Kiên Giang tổ chức, ông Phạm Phú Hải - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Phú Quốc - đã được vị lãnh đạo tỉnh cho “kết thúc” bài phát biểu một cách phũ phàng ngay sau khi phát hiện có ý định đề nghị xem xét cắt giảm sân golf: “Cắt ngay, biết gì về sân golf mà nói!”.
[/size][/justify]

[size=4]LỤC TÙNG (theo Lao Động)[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)