Cố đua đòi cho cùng “đẳng cấp” chơi “hàng hiệu”, nhiều lần vay mượn quần áo, điện thoại… của bạn bè, cô nữ sinh tên Thủy đều trót lọt. Nhưng “đi đêm lắm ắt có ngày gặp ma”, và tai họa đã đổ xuống đầu cô…
Dù chưa có điều kiện, nhưng có không ít bạn gái đã "bọc" lên người các thứ đắt tiền bằng cách đi vay mượn, thuê mướn… (Ảnh minh họa)
“Lên đời” bằng đồ… mượn tạm
Ngày đầu nhập học, Hà, cô sinh viên ngành du lịch một trường ở Hà Nội đã làm bạn bè cùng lớp - phần lớn là những tân sinh viên “chân chất quê mùa” - phải choáng váng. Quần bò cạp trễ, áo phông khoét sâu, tóc xù mì…, Hà khác hẳn với những sinh viên ngoại tỉnh khác.
Càng về sau, Hà càng làm cho mọi người thấy mình là “dân chơi đích thực”, sánh ngang hàng với bạn bè thành phố. Nhìn Hà, ai cũng nghĩ gia đình cô phải khá giả lắm. Nhưng thật ra, để có “ấn tượng khó phai” này, Hà đã “nướng” sạch mấy triệu đồng gia đình vay mượn cho cô nhập học vào quần áo. Các khoản tiền “đeo mác” mua máy tính, học thêm ngoại ngữ được “chuyển đổi” thành những bộ quần áo thời trang, giày dép xịn.
Rồi Hà bắt đầu vay mượn bạn bè trong lớp. Ngồi cạnh ai, Hà cũng vay nóng theo kiểu… “dân chơi”: “Cho tớ vay tạm vài trăm để lấy ngay chiếc áo “hàng độc” không là hết hàng”. Đến ngày hẹn trả, Hà lại mồm mép: “Hẹn cậu lúc khác nhá, hôm nay thấy chiếc áo đẹp quá, tớ tiêu mất”.
Điều kiện chẳng hơn gia đình Hà là bao nhưng cô sinh viên báo chí tên Quyên cũng “nổi đình nổi đám” không kém. Chẳng hiểu Quyên “tỏ vẻ” thế nào mà cô rất “được lòng” các cửa hiệu thời trang trước cổng trường, từ hàng quần áo cho đến giày dép. Cô trở thành khách quen của các cửa hàng. Kể cả khi không có tiền trong túi, cô vẫn có thể khuân quần áo, giày dép mới về nhà.
Một điều đặc biệt nữa là Quyên chỉ giao lưu với những người bạn cùng “đẳng cấp” với mình. Mục đích của Quyên là, lúc nào cần, cô có thể mượn đồ đạc của những người bạn “sáng giá” đó khoác lên người để “đánh bóng” bản thân.
Hệ quả của việc “học làm sang”
Quá quan trọng vỏ bọc bên ngoài nên những cô gái mắc bệnh hình thức này không nghĩ tới hậu quả khi “học làm sang”. Chỉ khi bị dồn tận chân tường họ mới hoảng hốt.
Ê chề bị lộ tẩy vì đua đòi đã đành, nhiều người còn trở thành con nợ. Bạn bè trong lớp đều đã được Hà “hỏi thăm” chuyện tiền nong và đến lúc cần thì họ được nghe cô viện ra đủ lý do hẹn hôm khác. Giờ thì mọi người đã ngờ ngợ, cứ thấy Hà xấn đến trò chuyện thì họ tìm đường né cô. Nhiều người nói thẳng: “Tớ không còn tiền đâu nhé!”. Mỗi lần Hà đi qua, đám bạn bè lại xầm xà xầm xịt bàn luận mọi thứ từ đầu xuống tận chân Hà.
Đua đòi kiểu “hơn người”, nhiều lần vay mượn quần áo, điện thoại… của bạn bè, cô nữ sinh tên Thủy đều trót lọt. Nhưng, “đi đêm lắm ắt có ngày gặp ma”, trong một lần tụ tập cùng nhóm bạn dân chơi lâu ngày không gặp, Thủy mượn cô bạn cùng phòng chiếc xe Zip để cho “khớp” với quần áo.
Quần áo đẹp, xe đẹp, Thủy có được hình ảnh như mình mong muốn trước mặt mọi người. Nhưng chẳng may cho cô, trên đường về, cô dừng xe vào mua card điện thoại, khi cô quay ra chiếc xe mượn đã không cánh mà bay.
Sau vụ “tai ương” đó, Thủy mất tăm mất tích, việc học hành cũng vì thế mà đứt gánh giữa đường. Cô gái tên Quyên cũng chẳng may mắn hơn. Khi biết khoản nợ của mình ở các hàng thời trang không còn nhỏ, Quyên lặn mất tăm. Mấy bà chủ shop thời trang chờ mãi chẳng thấy “khách hàng ruột” đến thanh toán nợ nần, liền kéo nhau vào tận trường tìm Quyên. Thế là cô gái vốn đeo mác “dân chơi, sành điệu” không những bị các bà chủ quán cho một trận tơi bời mà còn phải khóc lóc cầu xin: “Em sẽ góp trả dần cho các chị”.
Sau lần đó, bạn bè trong lớp chẳng còn ai dám kết bạn với Quyên. Ăn mặc đẹp là một nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người, với các bạn gái điều đó lại càng cần thiết. Tuy nhiên điều đó phải phù hợp với điều kiện của từng người, khi quá đà sẽ trở thành đua đòi và gây ra những hệ luỵ không hay.
Ngày đầu nhập học, Hà, cô sinh viên ngành du lịch một trường ở Hà Nội đã làm bạn bè cùng lớp - phần lớn là những tân sinh viên “chân chất quê mùa” - phải choáng váng. Quần bò cạp trễ, áo phông khoét sâu, tóc xù mì…, Hà khác hẳn với những sinh viên ngoại tỉnh khác.
Càng về sau, Hà càng làm cho mọi người thấy mình là “dân chơi đích thực”, sánh ngang hàng với bạn bè thành phố. Nhìn Hà, ai cũng nghĩ gia đình cô phải khá giả lắm. Nhưng thật ra, để có “ấn tượng khó phai” này, Hà đã “nướng” sạch mấy triệu đồng gia đình vay mượn cho cô nhập học vào quần áo. Các khoản tiền “đeo mác” mua máy tính, học thêm ngoại ngữ được “chuyển đổi” thành những bộ quần áo thời trang, giày dép xịn.
Rồi Hà bắt đầu vay mượn bạn bè trong lớp. Ngồi cạnh ai, Hà cũng vay nóng theo kiểu… “dân chơi”: “Cho tớ vay tạm vài trăm để lấy ngay chiếc áo “hàng độc” không là hết hàng”. Đến ngày hẹn trả, Hà lại mồm mép: “Hẹn cậu lúc khác nhá, hôm nay thấy chiếc áo đẹp quá, tớ tiêu mất”.
Điều kiện chẳng hơn gia đình Hà là bao nhưng cô sinh viên báo chí tên Quyên cũng “nổi đình nổi đám” không kém. Chẳng hiểu Quyên “tỏ vẻ” thế nào mà cô rất “được lòng” các cửa hiệu thời trang trước cổng trường, từ hàng quần áo cho đến giày dép. Cô trở thành khách quen của các cửa hàng. Kể cả khi không có tiền trong túi, cô vẫn có thể khuân quần áo, giày dép mới về nhà.
Một điều đặc biệt nữa là Quyên chỉ giao lưu với những người bạn cùng “đẳng cấp” với mình. Mục đích của Quyên là, lúc nào cần, cô có thể mượn đồ đạc của những người bạn “sáng giá” đó khoác lên người để “đánh bóng” bản thân.
Hệ quả của việc “học làm sang”
Quá quan trọng vỏ bọc bên ngoài nên những cô gái mắc bệnh hình thức này không nghĩ tới hậu quả khi “học làm sang”. Chỉ khi bị dồn tận chân tường họ mới hoảng hốt.
Ê chề bị lộ tẩy vì đua đòi đã đành, nhiều người còn trở thành con nợ. Bạn bè trong lớp đều đã được Hà “hỏi thăm” chuyện tiền nong và đến lúc cần thì họ được nghe cô viện ra đủ lý do hẹn hôm khác. Giờ thì mọi người đã ngờ ngợ, cứ thấy Hà xấn đến trò chuyện thì họ tìm đường né cô. Nhiều người nói thẳng: “Tớ không còn tiền đâu nhé!”. Mỗi lần Hà đi qua, đám bạn bè lại xầm xà xầm xịt bàn luận mọi thứ từ đầu xuống tận chân Hà.
Đua đòi kiểu “hơn người”, nhiều lần vay mượn quần áo, điện thoại… của bạn bè, cô nữ sinh tên Thủy đều trót lọt. Nhưng, “đi đêm lắm ắt có ngày gặp ma”, trong một lần tụ tập cùng nhóm bạn dân chơi lâu ngày không gặp, Thủy mượn cô bạn cùng phòng chiếc xe Zip để cho “khớp” với quần áo.
Quần áo đẹp, xe đẹp, Thủy có được hình ảnh như mình mong muốn trước mặt mọi người. Nhưng chẳng may cho cô, trên đường về, cô dừng xe vào mua card điện thoại, khi cô quay ra chiếc xe mượn đã không cánh mà bay.
Sau vụ “tai ương” đó, Thủy mất tăm mất tích, việc học hành cũng vì thế mà đứt gánh giữa đường. Cô gái tên Quyên cũng chẳng may mắn hơn. Khi biết khoản nợ của mình ở các hàng thời trang không còn nhỏ, Quyên lặn mất tăm. Mấy bà chủ shop thời trang chờ mãi chẳng thấy “khách hàng ruột” đến thanh toán nợ nần, liền kéo nhau vào tận trường tìm Quyên. Thế là cô gái vốn đeo mác “dân chơi, sành điệu” không những bị các bà chủ quán cho một trận tơi bời mà còn phải khóc lóc cầu xin: “Em sẽ góp trả dần cho các chị”.
Sau lần đó, bạn bè trong lớp chẳng còn ai dám kết bạn với Quyên. Ăn mặc đẹp là một nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người, với các bạn gái điều đó lại càng cần thiết. Tuy nhiên điều đó phải phù hợp với điều kiện của từng người, khi quá đà sẽ trở thành đua đòi và gây ra những hệ luỵ không hay.
Theo Phụ Nữ/TTOL