[justify]
[/justify]
[/justify]
Ăn dưa hấu vừa giải khát vừa tăng “chất lượng” cuộc sống lứa đôi. |
[justify]Dưa hấu nằm trong nhóm quả chứa các thành phần có họat tính sinh học, quen thuộc nhất các dưỡng chất thực vật (phytonutrient), giúp ta cải thiện mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường. Licopen, beta-caroten và citrulin (chỉ là một số chất có ích chứa trong dưa hấu) là những chất có họat tính sinh học điển hình. Ví dụ citrulin có khả năng làm mềm các thành mạch máu giống Viagra. Trong cơ thể, citrulin bị chuyển hóa, thành acginin – một aminoaxit, tác động tốt đến hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch và không hề có phản ứng phụ nào, trừ việc làm tăng chút ít công suất của thận, là điều khác với Viagra, vốn có quá nhiều phản ứng phụ.[/justify]
[justify]Việc kết hợp giữa citrulin và acginin giúp ta tăng tiến được sức khỏe và hệ miễn dịch cho những người béo và bị tiểu đường. Acginin làm tăng hàm lượng axit nitric trong máu, loại trừ ra khỏi cơ thể amoniac và một số các sản phẩm khác, làm các họat động của hệ tiết niệu dễ dàng hơn. Chỉ còn lại một vấn đề: citrulin chỉ có ở các địa điểm nhất định trên vỏ dưa chứ không phải ở phần ngọt nhất của nó. Một số dưa hấu còn chứa nhiều licopen hơn cả cà chua.[/justify]
[justify]Trước đây, người ta chỉ biết licopen chứa trong dứa, sau đó trong bưởi, chứ ít người biết rằng phần thịt đỏ của dưa hấu cũng chứa licopen với hàm lượng cao hơn vài lần. Licopen nói chung rất có ích, với tính chống oxi hóa rất mạnh. Ở đây có một điều thú vị - licopen rất “ăn ý” với các loại rau quả có chứa các dầu béo, như rau chân vịt (spinach, còn gọi là cải bó xôi) chẳng hạn. Nếu món salat làm từ cà chua, dầu ôliu và rau chân vịt rất ngon (và đẹp mắt) thì món salat làm từ dưa hấu, dầu ôliu và rau chân vịt phải nói là tuyệt vời.[/justify]
[justify]Lời cuối cùng của bài này là, nếu như bạn đang có ý định chạy ra phố mua dưa hấu thì đừng nên bổ ra vội. Chỉ lúc ăn mới bổ và ăn càng nhanh càng tốt. Dưa hấu không để được lâu.[/justify]