[justify]Đưa 1 triệu vẫn kêu vợ tiêu hoang[/justify]
[justify]“Anh ấy tốt tính, không rượu chè, cờ bạc, chăm chỉ làm ăn. Chẳng lẽ vì vấn đề tiền bạc mà mình lại nghĩ đến ly hôn”, chị Huệ (Ngã Tư Sở, HN) mở đầu câu chuyện bằng tiếng thở dài. Chị đang đau đầu chuyện tài chính gia đình vì chồng không ý thức được việc đưa tiền cho vợ chi tiêu sinh hoạt hàng ngày.[/justify]
[justify]Chị kể, vợ chồng chị lấy nhau đã hơn 3 năm, có một con gái hơn 1 tuổi. Hai vợ chồng khá hợp tính nhau nên ít khi cãi vã. Duy chỉ có một chuyện khiến chị đau đầu, đó là chuyện tiền bạc. Hồi mới cưới, ở cùng bố mẹ chồng, hai vợ chồng mỗi người biếu bố mẹ một ít rồi tiền ai nấy tiêu. Nhưng nay đã ở riêng, chồng chị vẫn giữ kiểu sinh hoạt cũ, không chịu đưa tiền cho vợ.[/justify]
[justify]Chị chia sẻ: “Lúc đầu ngại không muốn hỏi chồng chuyện tiền nong nên tôi vẫn tự xoay xở chi tiêu trong khoản lương của tôi. Lương tôi 5 triệu, lương anh 8 triệu, ngoài ra anh còn một số khoản lặt vặt khác. Nhưng càng ngày mọi thứ càng đắt đỏ, riêng tiền sữa cho con mỗi tháng cũng ngốn hơn 1 triệu rồi. Tháng nào tiêu dè sẻn lắm thì may ra đủ, còn đâu toàn thiếu”.[/justify]
[justify]Khi không thể xoay xở trong khoản lương của mình, chị mới “dày mặt” bảo chồng đóng góp. Thế là mỗi tháng, anh đưa chị 1 triệu tiền sinh hoạt phí.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Cho rằng cả ngày đi làm, chỉ ăn ở nhà bữa tối nên chồng Thùy chỉ góp 1 triệu/tháng. |
[justify]“Tiền lương của tôi và tiền chồng đưa chỉ dùng để mua sữa cho con, chi tiêu sinh hoạt, ăn uống cho gia đình. Vậy mà chồng không cần biết tôi tiêu vào những cái gì, tháng nào thiếu tiền hỏi thêm là anh kêu tôi tiêu hoang, không biết tiết kiệm, không biết vun vén cho gia đình. Anh còn bảo hồi sống với mẹ chỉ đưa mẹ có 5 trăm ngàn mà chả thấy mẹ kêu bao giờ, sinh hoạt còn cao hơn bây giờ”, chị ấm ức.[/justify]
[justify]Chị cũng nhiều lần nói thẳng với chồng là giờ có con, có cuộc sống riêng, bao nhiêu thứ phải chi tiêu nên không thể so với hồi sống với bố mẹ. Nhưng chồng chị vẫn cứ thờ ơ, mỗi tháng chỉ đưa vợ đúng 1 triệu. Chị bảo, nói nhiều thì chồng lại cho là mình quá coi trọng tiền bạc, mở mồm là tiền tiền, nhưng chồng không biết ý nên chị rất khổ tâm.
chi tiêu, gia đình[/justify]
[justify]Đưa cho em để em tiêu hết à![/justify]
[justify]Mới cưới được hơn nửa năm nhưng chị Thùy (Nghĩa Tân, Cầu Giấy) đã thấy chán chồng. Lý do cũng vì chuyện anh không chịu đưa tiền sinh hoạt cho vợ.[/justify]
[justify]Chị kể: “Chồng mình lương cao gấp đôi gấp ba mình nhưng chỉ bo bo tiêu cho bản thân chứ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện đưa tiền sinh hoạt cho vợ. Anh bảo cả ngày đi làm, chỉ ăn ở nhà bữa tối nên góp 1 triệu/tháng để mình đi chợ nấu nướng. Còn chi tiêu cá nhân thì của ai nấy dùng”.[/justify]
[justify]Chi tiêu cho một gia đình đâu chỉ có khoản ăn uống, còn biết bao khoản khác như tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền ga, tiền dầu gội, sữa tắm, xà phòng, giấy vệ sinh…và đủ thứ lặt vặt khác không thể gọi tên. Chị Thùy bảo, lương chị cũng khá nên dù chồng không đưa thì chị vẫn có thể tự xoay xở được. Nhưng chị bảo, sự đóng góp thể hiện trách nhiệm của người đàn ông với gia đình nên sự thờ ơ của chồng khiến chị lo cho tương lai.[/justify]
[justify]“Nhiều lần mình thủ thỉ bảo chồng nên đưa tiền cho vợ để vợ cân đối chi tiêu cho gia đình, thừa thì tiết kiệm nhưng chồng không chịu, chồng còn bảo “đưa cho em để em tiêu hết à”. Cứ quên đi thì thôi, chứ lúc nào nghĩ đến câu này của chồng là mình vừa ức vừa tủi thân. Chưa con cái gì thì thế này được, chứ con cái vào rồi mà vô trách nhiệm thế này thì thà sống một mình còn hơn”, chị chia sẻ.[/justify]
[justify]Theo chuyên gia tâm lý Hồng Hà, Trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình, một phần do các bà vợ ngại nói chuyện tiền nong với chồng, một phần do các ông chồng nghĩ rằng đóng góp một khoản là đã có trách nhiệm nên mới xảy ra những tình huống như trên. Các bà vợ khi cần chồng đóng góp thêm để chi tiêu cho gia đình, không nên nói chung chung do giá cả leo thang mà cần có những hành động cụ thể để chồng hiểu.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chị em có thể công khai các khoản thu nhập và chi tiêu với chồng, đưa chồng đi chợ cùng vài lần để biết giá cả các mặt hàng, thậm chí cắt một số khoản tiêu dùng như không cho bật điều hòa, không dùng bình nóng lạnh để tiết kiệm điện, bớt một số món ăn khoái khẩu mà đắt đỏ trong bữa ăn,…dần dần các ông sẽ hiểu và biết chia sẻ gánh nặng với vợ.[/justify]