(24h) - Một vườn thú với nhiều loài quý hiếm đáng tiền tỷ đang gây xôn xao dư luận. Và làm sao để chúng đến được đây?
● Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Để tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ và con đường vào Nghệ An của 2 con tê giác châu Phi, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Trần Ngọc Chính, Phó chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Nghệ An.
Thưa ông, việc 2 con tê giác châu Phi được nuôi ở một trang trại của cá nhân ở huyện Diễn Châu, kiểm lâm Nghệ An biết thông tin này từ lúc nào?
- Chúng tôi tiếp nhận được thông tin từ khi 2 con tê giác chuẩn bị được đưa về đây. Cites Việt Nam (Cơ quan quản lý về việc mua bán động, thực vật hoang dã quý hiếm) cho nhập về từ châu Phi.
Chi cục kiểm lâm tiếp nhận, xác nhận nơi nuôi. Còn thủ tục nhập khẩu thì do Cục kiểm lâm và Cites Việt Nam.
- Việc hộ cá nhân nuôi hai cá thể tê giác thuộc nhóm động vật hoang dã, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như thế là có được phép không?
Nuôi được. Cơ sở là nó có nguồn gốc xuất từ châu Phi sang. Mình có giấy Cites sang. Tê giác trắng này thuộc loại 2, là nhóm động vật quý hiếm chứ không phải động vật đặc biệt quý hiếm. Không phải là loại cấm tuyệt đối.
Hai con tê giác này có thủ tục hợp pháp, Cites Việt Nam cho phép nhập khẩu. Chỉ có loại 1 là nghiêm ngặt, còn loại 2 là vẫn buôn bán bình thường, có hạn chế chứ không phải không được.
Việc nuôi động vật hoang dã quý hiếm được Nghị định 82 cho phép, nhưng với điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu được Cites Việt Nam cho phép, có đủ điều kiện nơi nuôi. Ông chủ này có giấy phép của Sở Kế hoạch Đầu tư Nghệ An cấp cho nuôi bảo tồn, sinh sản, sinh trưởng. Chi cục kiểm lâm chỉ có việc kiểm tra.
Khi họ đưa 2 con tê giác về là cơ quan thú y quản lý 3 tháng. Vừa rồi tỉnh Nghệ an thành lập 1 đoàn kiểm tra về chỗ động vật hoang dã này rồi, có cả Cảnh sát môi trường, Chi cục kiểm lâm, Sở Tài nguyên - Môi trường.
2 con tê giác này năm ngoái cơ quan quản lý động vật hoang dã thế giới đã kiểm tra, cũng đã đến Cites làm việc rồi.
- Kiểm lâm Nghệ An quản lý 2 con tê giác này như thế nào?
Thực ra cái này thì chúng tôi chỉ kiểm tra giám sát thường kỳ. Kiểm tra giám sát có 3 nội dung, một là nguồn gốc của loài động vật được nuôi, thứ 2 là quy trình nuôi có đảm bảo sống tốt hay không, thứ 3 là có ảnh hưởng đến môi trường hay không.
Không ai bắt buộc một năm kiểm tra mấy lần. Chúng tôi kiểm tra thông thường về thủ tục, về quy trình nuôi.
- Nếu trong quá trình nuôi, 2 con tê giác thuộc loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng này bị chết thì ai sẽ chịu trách nhiệm?
Nếu 2 con tê giác này bị chết thì người nuôi phải chịu trách nhiệm.
- Ngoài 2 con tê giác, ở trang trại này cũng có nuôi các loại động vật có xuất xứ từ châu Phi như linh dương, ngựa vằn, đà điểu… thì thủ tục nhập vào như thế nào?
Cũng có thủ tục đầy đủ như thế cả.
- Khi các loại động vật trên được đưa về Nghệ An thì phải qua những thủ tục kiểm tra của những cơ quan nào trong tỉnh?
Thực chất trong quy định thì cũng không quy định cụ thể những ngành nào, trong quy định ghi là Chi cục kiểm lâm xác nhận, chứ không phải cấp giấy phép. Xác nhận người đó, chuồng đó nuôi được thì tiếp nhận vì đã có giấy Cites.
- Với sự xuất hiện của 2 con tê giác và một số loại động vật có nguồn gốc từ châu Phi nói trên ở Nghệ An, liệu có sự thay đổi gì đối với môi trường và hệ sinh vật xung quanh?
Vì các loại động vật này là mang tính nuôi nhốt nên về môi trường cũng không ảnh hưởng gì cả, địa bàn này cũng xa dân, nên không làm ảnh hưởng sinh thái và phá vỡ hệ động vật tự nhiên ở đây.
các bạn có thể tham khảo thêm tin tức về vàng theo link dưới đây!
gia vang
hoặc thông tin về điểm thi theo link dưới đây!
De thi thu dh 2010
De thi thu dh 2010
diem thi dai hoc 2010
diem thi dai hoc 2010
Diem thi