Tò mò, “lãnh đủ”!
Quá hiếu kỳ với các loại tampon, moon cup, nhiều chị em đã đổ xô đi mua chúng về dùng thử. Không ít bạn trẻ do thiếu hiểu biết cũng “liều mình” mua chúng về sử dụng mà không chú ý đến cảnh báo của các chuyên gia y tế.
Vừa điều trị viêm nhiễm “vùng kín” xong, chị Huyền T. được một bác sĩ phòng khám tư nhân khuyên dùng tampon trong kỳ kinh nguyệt sẽ có tác dụng kháng vi khuẩn!? Nghe theo tư vấn, chị T. đi mua cả một lố tampon về sử dụng, tuy nhiên chỉ đến ngày kinh thứ 2 chị cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Cuối cùng, không thể chịu đựng thêm nữa chị phải đi khám tại một phòng khám sản phụ khoa. Các bác sĩ cho hay, tampon chính là thủ phạm khiến chị bị viêm nhiễm trở lại.
[/size]
[size=3][/size] |
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động Thái Hà (Hà Nội) cho biết, trung tâm cũng đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp chị em bị các chứng viêm nhiễm có liên quan đến việc sử dụng BVS hàng ngày, BVS thường. Trường hợp như chị T. nói trên rất có thể do tampon tạo cảm giác thoải mái khiến chị đã quá lạm dụng mà không chịu thay thường xuyên dẫn đến viêm nhiễm trở lại.
Theo BS. Dung, không chỉ chị em phụ nữ đã lập gia đình gặp rắc rối với các loại tampon, moon cup, nhiều bạn trẻ chưa từng quan hệ tình dục nhưng cũng cố “chạy theo mốt” đã khiến “cô bé” bị tổn thương. Trường hợp của một nữ sinh viên 21 tuổi là một ví dụ.
Lúc đầu, nghe mấy chị bạn kháo nhau dùng tampon tiện lợi nên nữ sinh này cũng muốn thử. Tay chân lóng ngóng cố nhét cho bằng được tampon vào trong âm đạo, cô gái bỗng giật mình khi thấy rỉ máu ở “vùng kín”. Sau đó, cô nàng nước mắt ngắn nước mắt dài khi bác sĩ thông tin cô đã bị… rách màng trinh.
“Gái trinh” không nên dùng tampon, moon cup
Mặc dù tiện lợi nhưng theo các chuyên gia y tế, bạn gái chưa có quan hệ tình dục thì không nên dùng các loại BVS “lạ” này. Ngoài ra, sản phụ sau khi sinh nếu dùng cũng phải hết sức thận trọng vì nguy cơ viêm nhiễm “vùng kín” khá cao nếu không sử dụng đúng cách.
Theo tìm hiểu, tại nhiều cửa hàng bán đồ BVS cho chị em, nhân viên thường quảng cáo các loại tampon, moon cup thay thế BVS truyền thống nhưng lại “quên” tư vấn cho bạn gái là dùng loại BVS này có thể ảnh hưởng đến màng trinh và cuộc sống sau này.
BS. Kim Dung cũng nhận định: “Phần lớn tampon được làm bằng chất liệu cotton hoặc vải mềm không gây dị ứng gì nhiều, nhưng điều tệ hại là chính vì cảm giác thoải mái khiến chị em lơ là vệ sinh thay đồ, để tampon từ sáng đến chiều mà không chịu thay tạo điều kiện thuận lợi cho ổ vi khuẩn phát triển”.
“Về lý tưởng, nếu như một người phụ nữ bình thường khỏe mạnh, âm hộ sạch sẽ thì tampon có thể để trong 6 tiếng. Tuy nhiên, “vùng nhạy cảm” này khó có thể đảm bảo đã sạch sẽ nên chị em cần thay sau khoảng 2-3 tiếng và vệ sinh bằng nước sạch thường xuyên trong ngày “đèn đỏ” tránh viêm nhiễm” - một bác sĩ sản phụ khoa cho biết thêm.
Do khả năng hút thấm mạnh, lại được đưa sâu vào âm đạo nên tampon có thể hút cả những chất dịch có tác dụng giữ ẩm nằm sâu trong âm đạo làm khô môi trường bên trong âm đạo. Khả năng thấm hút mạnh này có thể gây ra hội chứng sốc nhiễm độc do độc tố vi khuẩn Streptoccoci gây ra. Chị em sẽ thấy sốt nhẹ, buồn nôn hoặc nôn, đau cơ bắp và cảm giác mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt như đứng dưới ánh nắng mặt trời… Nếu có biểu hiện trên thì cần đến bác sĩ kịp thời.
[/size]
[size=3]Suýt chết vì dùng tampon Mới đây báo chí đưa tin, chỉ sau 4 giờ dùng tampon, nữ sinh 15 tuổi ở Rayleigh, Essex (Anh) đã rơi vào tình trạng nguy kịch do nhiễm độc máu. Các chuyên gia cho hay, hội chứng trên có thể gặp phải ở một số phụ nữ trẻ chỉ sau một vài giờ nếu họ không đủ sức đề kháng để chống lại bất kỳ sự viêm nhiễm nào mà chúng gây ra. Thường thì hội chứng phát sinh khi các vi khuẩn độc hại trên da có điều kiện thâm nhập các đường cung cấp máu và phát tán độc tố khiến người bệnh bị tụt huyết áp ngay lập tức. Người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi hoặc tiêu chảy nhưng lại dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh cúm. [/size] |