Geisha – Hình tượng văn hóa truyền thống Nhật Bản tiêu biểu. Gái trinh tế thần. Cô gái Ấn Độ với của hồi môn.
[justify][size=2] Geisha – Hình tượng văn hóa truyền thống Nhật Bản tiêu biểu
[/size][/justify]
[/size][/justify]
[justify][size=2]Nhiều người vẫn nghĩ geisha là hình ảnh một loại điếm hạng sang nhưng ở Nhật Bản geisha lại là một hình tượng văn hóa truyền thống tiêu biểu. Cuộc đời của những kỹ nữ Nhật này ra sao? Thường thì các cô “được” cha mẹ gả bán vào một nơi “tạm giam” thanh lâu hay phòng trà để làm việc giống như một gái hộp đêm không hơn không kém. Tại đây, họ được đào tạo thành những geisha tài năng, hoàn hảo, có thể làm hài lòng khách bằng những bài ca, lời hát, điệu nhảy và ngay cả những lời nói đùa. Giống như hầu hết mọi phòng trà khác, khi ở cùng geisha, khách làng chơi được thần tượng hóa như một ông hoàng.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tuy nhiên, geisha không phải là thứ gái hạng bình dân mà nàng là chủ nhân của bản thân mình, muốn sống ở phòng trà hay phòng riêng cũng được. Đặc biệt, các geisha chỉ ngủ chung với người mà họ muốn. Giá cả và tiền boa một đêm do họ tự quyết định. Các kỹ nữ này chỉ được tự do khi nào tự nàng hay một mạnh thường quân nào đó bỏ tiền mua nàng ra. Một kỹ nữ tập sự hay maiko thường bị buộc phải kiếm một đại gia đỡ đầu để trợ giúp kinh tế. Bù lại, các geisha sẽ cống hiến tình yêu thật sự để đền đáp. Các geisha này có thể lấy chồng hoặc ở già nhưng phổ biến nhất là họ thường chọn cho mình một tình nhân để được cung phụng.[/size][/justify]
[justify][size=2]Gái trinh tế thần[/size][/justify]
[justify][size=2]Ghana, Ashanti ngoài được biết đến như một bộ tộc lớn mạnh nhất và là xử sở của một phong tục kỳ quái, tàn bạo hiện vẫn tồn tại đến ngày nay: tục trokosi (nô lệ tế thần). Trokosi là tục dâng nộp gái trinh để phục vụ cho các tù trường hoặc giáo sĩ. Đây là cái giá phải trả cho những gia đình mang tội trộm cắp, ngộ sát… Người ta tin rằng chỉ khi cống nộp thể xác một cô gái trinh nguyên trong gia đình mình cho thần linh thì tội lỗi ấy mới có thể gột rửa, mới tránh khỏi sự trừng phạt của những lời nguyền bí hiểm.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tuy ở từng nơi có sự khác biệt nhưng các trokosi đều chịu nỗi thống khổ như nhau. Nhiều bé gái khi được dâng cho thần linh lúc mới 2 tuổi. Khi đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên những bé gái ấy chính thức trở thành nô lệ tế thần bằng lễ công nhận chính thức. Sau đó, vị giáo sĩ được xem là hiện thân của thần bắt đầu có quyền ăn nằm với nạn nhân bất cứ khi nào ông ta muốn. Khi trokosi này chết thì thân nhân phải tự lo ma chay chôn cất và trong nhiều trường hợp còn phải dâng nộp một cô gái trinh khác trong gia đình mình để thay thế. Nhiều người đã là thế hệ trokosi thứ năm vẫn câm lặng làm lụng và cống nạp thân xác để “trả giá” cho một sai lầm hay tội lỗi gì đó mà gia đình đã phạm phải. Bất cứ trokosi nào bị bắt khi bỏ trốn đều phải hứng chịu những trận đòn kinh khủng.[/size][/justify]
[justify][size=2]Cô gái Ấn Độ với của hồi môn[/size][/justify]
[justify][size=2]Ngày nay, ở Ấn Độ vẫn tồn tại một tập tục kỳ quái: người con gái khi về nhà chồng phải cam kết đem tiền của về cho chồng dưới dạng của hồi môn. Đây là một hủ tục lạc hậu đã từng giết chết nhiều cô gái khi cha mẹ họ không có tiền để cung cấp cho chàng rể “quý hóa”. Khi đưa con gái về nhà chồng, cha mẹ cô gái phải thề độc: “Con gái yêu quý, cha mẹ gửi con đến nhà chồng của con. Con không được rời bỏ căn nhà ấy trước khi người ta mang xác con ra nghĩa địa”.[/size][/justify]
[justify] [justify][size=2]Mặc dù đã được pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng giới nhưng ở đất nước nhuốm màu sắc tôn giáo này hàng năm vẫn có khoảng 10.000 phụ nữ trẻ phải chết thảm thương do bị chồng và gia đình nhà chồng thiêu cháy vì cha mẹ cô không đủ tiền hồi môn nộp cho “ông con rể” của mình. Tại sao lại có tục lệ kỳ quái ấy? Nó bắt nguồn từ giáo lý của đạo Hindu: người phụ nữ sinh ra phải có nghĩa vụ thiêng liêng là thờ chồng, phục vụ chồng vô điều kiện cho đến lúc kiệt sức.[/size][/justify]
[/justify]