[/justify]
[justify]
[size=4]Nghi án cua đồng nhiễm độc[/size]
Gần đây, các bà nội trợ bắt đầu thêm lo lắng khi hay tin cua đồng Trung Quốc đã được thả bí mật xuống các khu vực ven sông, kênh mương để người nông dân bắt đem lên chợ thành phố bán.
Theo tin đồn, loại cua này có hình dáng kỳ lạ, xuất hiện nhiều một cách bất thường, đóng thành tảng ở các kênh mương tại Nam Định, Thái Bình. Một số người dân xã Nam Hoa (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) cho biết, đặc điểm sinh học của “cua lạ” khác hoàn toàn với cua đồng. Cua đồng sống trong các hang, lỗ tại các bờ ruộng, bờ kênh, rạch; thường bò ra khỏi hang kiếm ăn, xong lại trốn vào hang. Lưng cua đồng có màu vàng sẫm, đều có 2 càng, 1 to 1 nhỏ… , trong khi “cua lạ” bò đầy đồng, cứ ra ruộng là “xúc” về được, mai có màu xanh nhạt, hoặc xám xanh, hai càng bằng nhau tăm tắp.
Những con cua có mai màu xanh đen và 2 càng bằng nhau khiến người dân nghi ngại.
[size=4]Trộn bùn giả cua đồng[/size]
Nắm bắt được thị hiếu thích mua cua đồng, nhiều người đã trộn bùn đất vào cua nuôi để trông chúng lấm lem như vừa được móc ngoài đồng. Thậm chí, người bán còn tạo độ hiếm bằng cách vài ngày mới bán một lần, bởi nếu bán hàng ngày người mua sẽ không tin đó là cua đồng thật.
Cua nuôi trộn bùn đất thành cua đồng, cua móc chính hiệu.
[size=4]Bắt cua đồng bằng… thuốc sâu[/size]
Chỉ cần xịt mấy giọt thuốc trừ sâu pha nước xuống đồng, khoảng 30 phút sau, tất cả cua đồng lớn nhỏ đều phải ngoi lên bờ. Công nghệ huỷ hoại này được nhiều người dân hám lợi ở Quảng Bình dùng…
Người dân đưa thuốc trừ sâu để bắt cua đồng.
[size=4]Gắn chân, bơm bột mỳ trộn hóa chất làm gạch cua[/size]
Chỉ cần qua bàn tay "chữa trị" tài tình của người bán, đám cua ghẹ yếu, gãy càng, rụng mai, thậm chí đã chết sẽ trở nên tươi rói, bóng bẩy. Những con cua, ghẹ “thương binh”, “ngất xỉu” này sẽ được gắn lại càng và chân, sau đó ngâm vào thứ hỗn hợp nước, hàn the và bột ngọt, có màu đục nhờ nhờ. Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng người chế biến còn cho vào nước một chất phụ gia hóa học đựng trong gói nhỏ nhàu nát không rõ nhãn mác.
Phần lớn trong số những con ghẹ này là đồ "phế phẩm" đã qua công nghệ chế biến. |
Sau khi qua nhiều bước "tái sinh", toàn bộ số cua ghẹ chết trở nên căng mẩy, mai gồ lên những mảng gạch màu vàng rộm, nhìn khác một trời một vực so với hình ảnh nhợt nhạt, bốc mùi lúc trước. Kỹ xảo này còn được áp dụng đối với cua ghẹ đang sống. Như vậy, khách du lịch dù tinh tường cũng khó mà phân biệt được cua ghẹ đã qua "thẩm mỹ viện" khi con nào con ấy đã được chế biến thơm phức gừng sả.
[size=4]Nước bún riêu chế từ… phẩm màu công nghiệp[/size]
Tại nhiều quán ăn trên địa bàn Hà Nội, một bát bún cua bán với giá chỉ 15.000-20.000 đồng, với rất nhiều gạch cua và đậu rán. Trong khi đó, trên thị trường, giá cua dao động từ 100.000-150.000/kg. Vậy tại sao bún riêu cua lại được bán với giá siêu rẻ như vậy?
Thật ra, phần riêu cua trong bún cua thường được các hàng quán chế biến theo công thức 8 phần đậu phụ dầm nát, 2 phần cua, một ít hành khô rồi đem xào lẫn để vị cua ngấm vào phần đậu phụ dầm. Theo lý giải của một người bán hàng, họ mà dùng thịt cua nguyên chất thì phải bán 40.000- 50.000/bát mới có lãi.
Hóa chất "chế" nước dùng cho bún riêu.
Điều hết sức nguy hiểm là phẩm màu công nghiệp có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.
[/justify]