[justify]Được biệt đến với cái tên “Vương quốc của phụ nữ”, bộ tộc Mosuo là một nhóm nhỏ dân tộc thiểu số sống quanh hồ Lugu tại tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Với người Mosuo, phụ nữ có vai trò "đầu tàu", dẫn dắt toàn bộ bộ tộc suốt hơn 2.000 năm qua.[/justify]
[justify]Bộ tộc người Mosuo hoàn toàn khác biệt bởi lẽ họ không tin vào kiểu mẫu gia đình truyền thống với một vợ một chồng cùng chăm sóc các con. Thay vào đó, phụ nữ của bộ tộc Mosuo có quyền ngủ với bất cứ người đàn ông nào họ muốn.[/justify]
[justify]Vào độ tuổi 13, các bé gái sẽ trở thành phụ nữ và được phép ở phòng riêng tại nhà mẹ đẻ. Các em thậm chí còn có thể mời bất cứ chàng trai nào mình thích tới nhà và thẳng thừng từ chối những người không lọt vào "mắt xanh". Tuy nhiên, chàng trai chỉ được phép tới vào ban đêm và rời đi trước bình minh. Tất cả các mối liên lạc được giữ riêng tư và cấm đề cập trước mặt mọi người.[/justify]
Phụ nữ Mosuo được phép có nhiều bạn tình cùng một lúc và có thể chia tay bất cứ khi nào họ muốn.
[justify]Cứ như vậy, đời sống công việc ban ngày và những hoạt động ban đêm là hai mảng hoàn toàn riêng rẽ. Những đứa trẻ sinh ra sẽ được gia đình bên ngoại chăm sóc.[/justify]
[justify]Các chú bên mẹ sẽ đảm nhận vai trò đàn ông trong gia đình. Còn những ông bố rất ít khi được gặp con. Đặc biệt hơn, trong ngôn ngữ của bộ tộc Mosuo, không có từ nào mang ý nghĩa “chồng” hoặc “bố”. [/justify]
[justify]Không chỉ vậy, xã hội Mosuo không tồn tại khái niệm “con ngoài giá thú”, mọi người không hề hỏi đứa trẻ xem cha chúng là ai và tất cả đều được chấp nhận bất kể giới tính là nam hay nữ. Còn nếu cô gái đã có chồng, cô sẽ treo một đôi giày hoặc mũ đàn ông bên ngoài cửa sổ như để thông báo với mọi người rằng mình là "hoa đã có chủ".[/justify]
[justify]Trong gia đình, phụ nữ đóng vai trò làm trụ cột, người phụ nữ lớn tuổi nhất sẽ nắm giữ quyền lực cao nhất. Bà quyết định số mệnh của tất cả những người sống trong nhà. [/justify]
[justify]Với cái tên “bà chúa gia đình”, người phụ nữ này còn quán xuyến tiền bạc cũng như công việc của từng thành viên. Khi bà muốn chuyển giao trách nhiệm cho thế hệ tiếp theo, bà sẽ đưa cho người kế vị chìa khóa nhà kho đồng thời chính thức thông báo với mọi người về việc truyền lại quyền nắm giữ tài sản và trách nhiệm cho người mới. [/justify]
[justify]Mỗi khi có sự kiện giao lưu, người Mosuo sẽ cùng nhau nhảy nhiều điệu nhảy, các cô gái sau đó sẽ chọn ra một chàng trai để kết bạn một đêm, cũng có thể là một năm hoặc cả đời. [/justify]
[justify]Nếu như chàng trai có cảm tình với cô gái trước, anh ta sẽ chạm vào tay cô để mời nhảy cùng. Nếu cô gái cũng có tình cảm, cô sẽ chấp nhận lời mời bằng cách chạm lại vào tay chàng trai.[/justify]
[justify]Bộ tộc Mosuo không có truyền thống cưới hỏi. Chính vì vậy, đối với họ không hề tồn tại định nghĩa “vợ” hoặc “chồng”. Họ gọi đó là tisese hoặc “cưới dạo”. Với những mối quan hệ “ghé thăm” như thế này, họ không chung sống dưới một mái nhà.[/justify]
[justify]Việc phụ nữ Mosuo không kết hôn và những đứa trẻ không có cha có thể khiến nhiều người nghĩ rằng bộ tộc này không coi trọng cuộc sống gia đình. Nhưng điều này không đúng. [/justify]
[justify]Trên thực tế, người Mosuo coi gia đình là thứ quan trọng hơn mọi mối quan hệ khác. Nhưng cũng bởi không có hôn nhân nên người Mosuo không có khái niệm "ly dị" hay "ly thân".[/justify]
[justify]Nhiều người hiểu sai khi tuyên bố rằng, người Mosuo rất dễ dãi và phụ nữ ở đây có thể ngủ với bất kì người đàn ông nào. Tuy nhiên họ đã nhầm. Bộ tộc Mosuo nhìn nhận “cưới dạo” là một điều rất lãng mạn và đẹp đẽ, họ không ngủ với nhau vì tiền, chuẩn mực xã hội hay áp lực gia đình. Họ làm vậy vì cả hai đều đều đồng lòng muốn thế.[/justify]
[justify]Từ sau thập niên 1970, với sự giúp đỡ của chính phủ, bộ tộc Mosuo dần thay đổi. Bây giờ, chế độ một vợ một chồng dù không tồn tại nhưng nhiều phụ nữ đã có quan hệ gắn bó với một người đàn ông duy nhất.[/justify]