[justify] Một góc Khu tưởng niệm 2 triệu đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944 – 1945. Ảnh: PB[/justify] |
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Vòng vèo qua hàng loạt ngóc ngách của con đường Kim Ngưu (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), tôi bước vào nơi yên nghỉ của hàng vạn đồng bào trong nạn đói kinh hoàng gần 70 năm về trước. Ấn tượng đầu tiên khi đi qua cánh cổng vào khu tưởng niệm là tấm bia đá lớn, khắc bài văn truy điệu “Đồng bào chết đói năm 1945”, của GS Vũ Khiêu: “Một cơn gió bụi vừa tan/Hai triệu sinh linh đã mất/Khí oan tối cả mây trời/Thây lạnh phơi đầy cỏ đất…”.[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Có thể nạn đói năm 1945 đã được viết nhiều qua sách vở và các tư liệu lịch sử, nhưng vào Khu tưởng niệm, chứng kiến ngôi mộ khổng lồ được chôn chung cho hàng vạn sinh linh mới thấy sự ám ảnh đền cùng cực. Là người trông coi khu mộ này từ nhiều năm qua, ông Đặng Văn Tuyến cho biết, Khu tưởng niệm trước đây là nghĩa trang Hợp Thiện. Năm 1951, người dân Hà Nội đã tự bảo nhau quy tập hài cốt của những người bị chết đói năm 1945 đưa về đây chôn cất, dựng chung một tấm bia lớn. Khi dân cư đông đúc, cơn sốt đất bùng phát, bãi tha ma với ngôi mộ chôn hàng vạn đồng bào ngày nào bị co hẹp lại chỉ còn 158m2, nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng …[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Hơn nửa thế kỷ đã đi qua, cuộc sống đã thay đổi nhiều, nhưng khi nhìn lên những hình ảnh được treo trong ngôi nhà nhỏ của Khu tưởng niệm mới thấy sự xót xa, ám ảnh. Trong hàng chục bức ảnh mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh để lại là cảnh những đứa trẻ nhỏ gầy trơ xương ngồi với vài ông già đang ngấp nghé giữa sự sống và cái chết; là cảnh người dân đang đào những hố rộng chôn người tập thể; là hình ảnh của người kéo chiếc xe ngổn ngang xác chết, hay những núi xương trắng xóa đến rợn người…[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Năm 2001, 3 sinh viên của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã thực hiện đề tài “Cải tạo không gian tưởng niệm đồng bào chết vì nạn đói năm 1944 -1945”. Sau đó, vào tháng 9/2003, TP Hà Nội quyết định đầu tư cải tạo, xây dựng lại khu vực này, đến 12/12/2006 thì tổ chức gắn biển thành di tích cách mạng. Trong đó, “bể xương” chứa hàng vạn hài cốt của đồng bào nằm ở chính giữa.[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Ông Tuyến cho biết, từ những năm đầu của thập niên 90, “bể xương” vẫn còn nằm lộ thiên nên rất ít người ghé qua vì sợ. Sau này, mọi người xây dựng thành bể kiên cố, chỉ bớt lại một lỗ thông âm - dương nhưng vì nước mưa tràn vào và gây ô nhiễm, nên đã bịt kín, chỉ trừ một lỗ thông rất nhỏ ở góc khuất.[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Là người “vì cái duyên” mà đến trông coi Khu tưởng niệm, ông Tuyến mong muốn ai đó bỏ thời gian để viết một cuốn sách nhỏ về nơi này. Nơi đã ghi dấu tích một thời khó khăn, vất vả của đồng bào ta, là chứng tích ghi lại tội ác tày trời của thực dân Pháp và phát xít Nhật của thế kỷ trước. Nhưng qua đó để thấy rằng, bằng sức mạnh của dân tộc, chúng ta đã vượt qua được tất cả để dành chiến thắng lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945.[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]
[justify] Những hình ảnh tư liệu ghi lại lịch sử đau thương về nạn đói. Ảnh: Võ An Ninh[/justify] |
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Đừng quên quá khứ[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Điều đặc biệt đối với mọi người đến viếng thăm Khu tưởng niệm có thể ám ảnh bởi những hình ảnh mang tính hiện thực nhưng lại không cảm thấy u ám hay ghê sợ bởi ngôi mộ chôn cất hàng triệu sinh linh này. Khu tưởng niệm cũng như ngôi mộ là một không gian yên lặng, tĩnh mịch, bước vào đây dường như có thể rũ bỏ được cái không khí ồn ào, cuộc sống xô bồ của phố thị tấp nập.[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Trông nom Khu tưởng niệm cũng là bể mộ lớn nhất Việt Nam này, ông Tuyến đã đón biết bao đoàn khách từ khắp nơi đến viếng thăm. Đó là các đoàn lãnh đạo ở Trung ương hay địa phương, đoàn du lịch từ phương xa đến, Việt kiều từ nước ngoài về hay những cụ già đã bước sang tuổi “gần đất” xa trời, muốn đến để nhìn lại một thời kỳ lịch sử bi tráng của dân tộc. Nhưng với ông Tuyến, những vị khách đến từ đất nước Nhật Bản xa xôi lại cho ông nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Có khách đến đây vì từng nghe về tội ác do chính cha ông họ gây ra, có người đến vì tò mò, thậm chí có người còn trực tiếp tham chiến tại Việt Nam. Nhưng, dù họ là ai, đến với đây bằng tâm tính thế nào, mọi người cũng đều cúi đầu trước vong linh người đã khuất.[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Ông Tuyến bảo, người Việt đến đây chủ yếu là những người đã có tuổi, họ thường đến thắp hương vào ngày mùng một hoặc rằm theo lịch âm. Còn các bạn trẻ cũng đến, nhưng ít hơn. “Tôi mong muốn làm sao thế hệ trẻ biết, hiểu rõ về những việc như thế này. Con người ta không thể quên đi nguồn cội, quên đi lịch sử được”, ông Tuyến nói.[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]
[justify][justify]Điều khiến ông Tuyến trăn trở nhất hiện nay là Khu tưởng niệm quá bé và chật chội. Ông mong muốn các cấp chính quyền quan tâm mở rộng Khu tưởng niệm, tạo điều kiện cho người dân đến thăm viếng được thuận lợi, không phải xếp hàng, chen chúc nhau để thắp hương, cúng viếng[/justify][/justify]
[justify][justify] [/justify][/justify]