Tâm sự - chia sẻ 2008-07-08 10:14:37

Giao thông cũng cần văn hóa


[size=2]Người xưa có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, nhưng thiết nghĩ, với tình trạng thiếu ý thức trầm trọng khi tham gia giao thông như ở Việt Nam như hiện nay, việc học đi đứng trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu để tạo nên bộ mặt văn minh nơi đô thị. [/size]
[size=2]Đường ta, ta… cứ đi[/size]
[size=2]“Này, ông kia! Khùng hay sao mà chặn trước mũi xe người ta để sang đường thế hả? Làm xước sơn xe của tôi rồi đây này. Đền đi”. “A, thằng này! Mày định chơi tao đấy à? Khôn hồn thì biến đi ngay. Không ông đánh cho hết đường về bây giờ”. Cứ thế, lời qua tiếng lại, chỉ vì cú va quyệt nhẹ mà vô tình trở thành một cuộc khẩu chiến và cuối cùng là quyết chiến sinh tử. Cả hai xông vào đánh nhau túi bụi, biến đường phố thành “võ đài” để so tài cao thấp. Xung quanh, đám người đi đường hiếu kỳ đã nhanh chóng dừng xe tụ tập chật cứng, người buông dăm ba câu bình phẩm khiến trận “thư hùng” càng lúc càng trở nên… “bất phân thắng bại”. Cả một đoạn đường dài rơi vào tình trạng tắc nghẽn không lối thoát…[/size]
[size=2]Người dân đã quá quen với những cảnh tượng như thế vẫn xảy ra hằng ngày, hàng giờ trên các con phố chật chội; thậm chí đối với nhiều người, đó là điều “tất, lẽ, dĩ, ngẫu” ở một đô thị “đất chật người đông”. Họ học cách thích nghi để sống chung với nó và vô hình chung trở thành những công dân thiếu ý thức, góp phần tạo nên bộ mặt “méo mó” cho giao thông nước nhà.[/size]
[size=2]Mười năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, giao thông Việt Nam cũng chứng kiến những bước biến chuyển đáng kể, từ một nền “giao thông xe đạp” tiêu biểu cho nhịp sống chậm chạp, nặng tính cơ học thủ công trở thành một nền “giao thông xe máy, ôtô” nhanh nhạy, hối hả, mang màu sắc của những xã hội công nghiệp hiện đại. Song, sự thay đổi quá nhanh như vậy đã khiến người dân không thể bắt kịp với các hành vi và thói quen ứng xử mới. Và, kết quả là, “văn hóa xe đạp” vẫn ngang nhiên… đi xe máy, ôtô trên đường, tạo nên những tình huống “dở khóc dở cười”. Chẳng hạn như, ở Việt Nam hiện nay vẫn “lưu truyền” một thứ “luật” bất thành văn: khi xảy ra tai nạn, người đi ôtô phải đền người đi xe máy; người đi xe máy đền người đi xe đạp; và người đi xe đạp đương nhiên phải đền cho người đi bộ. Sự đúng sai ở đây chỉ là “tình tiết” tăng nặng hay giảm nhẹ mức đền bù mà thôi. [/size]
[size=2]Việc thiếu ý thức tôn trọng pháp luật giao thông như vậy đã dẫn đến nhiều ứng xử rất… Việt Nam: người đi bộ thì tuỳ tiện qua đường bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào mình cần; xe đạp thì cứ vèo một cái lao từ ngõ ra phố; xe máy thích là “lượn lờ” trước mũi ô tô chẳng hề ngại vì “ông va vào tôi là ông phải đền”… Cũng từ chỗ chẳng sợ luật, người ta sẵn sàng phóng nhanh, vượt ẩu, đi sai phần đường, vượt đèn đỏ… chẳng chút “lăn tăn”.[/size]
[size=2]Đã vậy, cụm từ “xin lỗi – cảm ơn” dường như cũng trở nên quá xa xỉ trong văn hóa đi lại ở Việt Nam. Chỉ cần có thẻo đường nào ló ra là ngay lập tức, các xe lao tới chiếm cho bằng được, bất kể bánh xe mình có giày xéo lên chân ai đó. Mặc, đâu có đường ta cứ đi! Ngoài quốc lộ, xe ôtô này xin vượt, xe khác không cho chỉ vì… không thích cho. Trong đô thị, đường ùn tắc ư? Ta cứ len lên đã. Vướng người đi ngược chiều à? Kệ! Ta cứ phải len. Ông kia xin đường để rẽ ư? Tôi đang vội, để tôi vượt qua ông đã rồi ông hẵng rẽ… [/size]
[size=2]Những con người và những hiện tượng trên không còn là đơn lẻ, không chỉ thỉnh thoảng mới bắt gặp. Điều đáng buồn, đáng lo là ở tính phổ biến của chúng trên đường phố, trong xã hội Việt Nam. Nó như là thước đo trình độ văn minh, nếp sống văn hoá của một bộ phận đáng kể dân chúng.[/size]
[size=2]Giao thông cũng cần văn hóa[/size]
[size=2]Văn hóa không phải là một cái gì trừu tượng, cao xa mà chính là cuộc sống, là cung cách ứng xử có học của con người. Đối với giao thông, văn hóa không đơn thuần là tấm bắng lái xe. Thế nên mới có chuyện luật vẫn chỉ là… luật. Còn thực tế, ý thức con người khi tham gia giao thông mới là điều quan trọng. [/size]
[size=2]Thử làm một so sánh nhỏ với “người láng giềng” Thái Lan: chúng ta đều biết, ở những thành phố có giao thông đông đúc như Bangkok, mặc dù đoạn đường ùn xe rất dài nhưng vẫn làn nào đi vào làn ấy. Có làn xe xếp dài hơn làn bên cạnh tới cả trăm mét nhưng người đi đường vẫn không sang vì giữa hai làn đã có vạch liền, không thể vượt qua được. Tạo nên một trật tự đô thị như vậy chủ yếu là nhờ vào ý thức tôn trọng kỷ luật và tôn trọng lẫn nhau của những người tham gia giao thông. Nếu biết nhường nhịn, nếu đi đúng luật, đường có thể vẫn đông nhưng sẽ hiếm khi tắc. Điều này dễ dàng nhận thấy tại các nút giao thông khi có sự tham gia của cảnh sát. Cứ nhìn thấy bóng “áo vàng” là y như rằng đâu lại vào đấy, không còn tình trạng đi sai luồng, lấn đường, vượt lên phía trước, một nửa bánh xe cũng ngại chờm lên vạch sơn.[/size]
[size=2]Do vậy, song song với việc phát triển và quy hoạch lại cơ sở hạ tầng, để tạo cho đường phố một bộ mặt sáng sủa hơn, bản thân mỗi người dân, ngoài việc tuân thủ luật giao thông còn phải tạo cho mình một thói quen ứng xử văn hóa khi đi đường. Nghe thì có vẻ thật đơn giản, chỉ là dừng lại vài giây để chờ hết tín hiệu đèn vàng hay lùi mấy bước nhường chỗ cho xe bên cạnh thoát lên phía trước, nhưng không phải ai cũng làm được. [/size]
[size=2]Vì vậy, đã có nhiều người nêu ý tưởng: nếu vi phạm cứ phạt thật nặng tất sẽ.. có văn hóa, bởi lẽ “đồng tiền đi liền khúc ruột”, chỉ khi đánh vào kinh tế thì con người mới tỉnh ngộ mà nâng cao ý thức… cảnh giác. Nhưng lại nảy ra một vấn đề khác không kém phần tiêu cực: liệu rồi những vụ “ăn tiền” trắng trợn như 4 cảnh sát 113 hôm 4/4 vừa qua (Vnexpress đưa tin) có trở nên phổ biến? Câu trả lời vẫn lại là văn hóa. Có văn hóa, cuộc sống sẽ trở nên văn minh và tốt đẹp hơn. [/size]
    [*][size=2]Autonet[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)