[justify]Trao đổi với PV, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, loại giấy ăn được chế biến từ các loại phế liệu thường chỉ dùng để lau bàn ghế hoặc vệ sinh cá nhân. Hơn nữa, loại giấy do các cơ sở tư nhân chế biến thì hoàn toàn không thể sử dụng cho ăn uống.[/justify]
Từ một đầu mối như thế này, giấy ăn "bẩn" sẽ được mang đi khắp các quán ăn ở Hà Nội.
[justify]Viêm da, tiêu chảy và ung thư
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải (Viện Khoa học Vật liệu Việt Nam), cho biết: “Qua một số lần phân tích, chúng tôi phát hiện ngoài bụi bẩn, các loại giấy ăn đường phố còn chứa nhiều hóa chất như xút, javen và clo. Đây là những chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Nếu dùng các loại giấy này thường xuyên hệ thống hô hấp và tiêu hóa của con người sẽ bị phá hủy đầu tiên”.
Theo tính toán của các hộ làm giấy ăn thủ công, để tẩy trắng một tấn giấy phế liệu cần 9kg sút và 30 - 40 lít javen. Hai loại hóa chất này đòi hỏi quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Theo tiêu chuẩn quốc tế, nồng độ cho phép trong nước của xút và javen là dưới 0,3mg/l.[/justify]
[justify]Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Cát, Phòng Hóa môi trường, Viện Hóa học khẳng định: “Nếu xử lý đúng quy trình, lượng xút và javen trong giấy ăn thành phẩm hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu vượt quá mức cho phép, lượng hoá chất tồn dư có thể gây kích ứng da và trở thành “ổ” bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, rộp môi… đối với người mẫn cảm”.[/justify]
[justify]Chung quan điểm, TS Nguyễn Xuân Mai, nguyên Viện phó Viện Vệ sinh y tế công cộng, nhấn mạnh: Bụi giấy ở các loại giấy ăn chất lượng kém sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Hóa chất chống ẩm và màu công nghiệp khi tiếp xúc với da có thể gây dị ứng khi kết hợp với sự bài tiết của mồ hôi. Nguy hiểm hơn, khi dùng giấy lau miệng, những hóa chất này sẽ xâm nhập vào cơ thể, về lâu dài có thể gây ung thư.
Nói không với giấy ăn “bẩn”
Ông Nguyễn Việt Cường thông tin: Trong những lần kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm gần đây, chúng tôi đã phát hiện loại giấy này với đủ màu sắc ở nhiều quán ăn, tuy nhiên các chủ cửa hàng cho biết, đây là giấy dùng lau bàn ghế chứ không phải để khách lau tay, miệng.[/justify]
[justify]Do vậy, vấn đề hiện nay là cần tuyên truyền cho người dân không nên dùng các loại giấy ăn đường phố này. “Nếu vào quán thấy giấy hoặc khăn ăn không được đóng trong túi nilon và không có nhãn mác rõ ràng thì người tiêu dùng không nên sử dụng”, ông Cường nói.
Cũng theo ông Cường, cơ quan quản lý thị trường nên thường xuyên kiểm tra mặt hàng này tại các chợ, siêu thị, đặc biệt là một số nơi sản xuất vì theo quy định, cơ sở sản xuất giấy ăn phải có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng, nhưng thực tế phần lớn giấy ăn đường phố hiện nay đang được sản xuất “chui” tại nhiều cơ sở nhỏ lẻ, như xã Tây Mỗ (huyện Từ Liêm), thôn Tế Xuyên, xã Bình Xuyên (huyện Gia Lâm), làng Trích Sài (phường Bưởi, Tây Hồ), hay xã Phong Khê (Yên Phong, Bắc Ninh)…
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cũng cảnh báo: Với việc sử dụng phế liệu gồm giấy, báo lộn, bao bìa cát tông, rơm rạ, bã mía… và sản xuất theo quy trình rất… bẩn, kết hợp các loại hóa chất xút, javen để làm mềm và trắng giấy, thì những quán ăn, nhà hàng tiêu thụ loại giấy “bẩn” này không chỉ vi phạm pháp luật về tổ chức dùng giấy ăn “không nhãn mác, không nơi xuất xứ”, mà còn đã và đang trực tiếp “tiếp tay” truyền dịch bệnh vào cơ thể con người.[/justify]