Một thời gian sau khi uống rượu rắn, anh M. thấy trên đầu có một cục u di chuyển được. Đó chính là ấu trùng của giun lươn.
Đừng ngộ độc rượu vì thiếu hiểu biết
Rượu pha huyết động vật sẽ giúp tăng cường “bản lĩnh đàn ông”? Chuyện đồn thổi này đã khiến không ít người đã phải nhập viện vì “rượu bổ”, thậm chí mất mạng.
Tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tuy chưa có nghiên cứu riêng về ngộ độc do uống rượu huyết, nhưng loại đồ uống này thường được pha bằng rượu nấu thủ công, có tỷ lệ cao độc tố, còn huyết động vật có thể chứa nhiều vi khuẩn, virus, sán… nên có nhiều nguy cơ ngộ độc và nhiễm bệnh.
Điều trị ngộ độc rượu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Anh Ngô Thanh M. từ TP HCM ra Hà Nội được bạn bè chiêu đãi món đặc sản rắn ở Gia Lâm. Chủ cửa hàng giết rắn tại bàn rồi trộn tiết với rượu cho khách thưởng thức. Chưa đầy một tháng sau bữa nhậu đặc sản, anh M. thấy trên đầu mình xuất hiện một cục u nhưng cục u này thỉnh thoảng lại di chuyển được. Đi khám, các bác sĩ nghi ngờ anh bị nhiễm ký sinh trùng. Kết quả làm huyết thanh chẩn đoán cho thấy anh M. bị nhiễm giun lươn giai đoạn ấu trùng di chuyển, nguyên nhân là uống rượu pha máu rắn đã nhiễm giun lươn.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm bộ môn ký sinh trùng Đại học Y Hà Nội, các loại ký sinh trùng, vi trùng… có rất nhiều bên trong và bên ngoài cơ thể động vật. Khi lấy máu chúng, người ta phải lấy qua da, nơi có nhiều mầm bệnh mà mắt thường không nhìn thấy như tụ cầu, liên cầu, cúm, lở mồm long móng…. Ở các quán nhậu, rượu huyết được pha chế một cách bừa bãi, lưu trữ không đúng cách, rượu không đảm bảo, dẫn đến những hậu quả khó lường. Có không ít trường hợp bị tiêu chảy hoặc nhiễm giun sán, ký sinh trùng, thậm chí tử vong vì cách uống rượu này.
Tiến sĩ Phạm Duệ cho biết, Trung tâm Chống độc từng tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu do pha các loại huyết, ngâm các con vật hay rễ cây… Có bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, tụt huyết áp, khó thở, phù não… Không ít trường hợp tử vong hoặc trở thành người ngớ ngẩn vì ngộ độc nặng hoặc nhập viện quá muộn.
Bổ một hại mười
Rượu tiết động vật gần như không có tác dụng gì ngoài tăng nguy cơ gậy bệnh cho người uống
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện 108, cho biết do lợi nhuận và “đánh” vào tâm lý các quý ông thích “hàng độc”, những người kinh doanh đã sử dụng nhiều loại tiết được quảng cáo như “Viagra tươi” mà trên thực tế cổ nhân cũng không dùng như tiết chim, thỏ, ngựa, dơi… Trong huyết động vật có rất nhiều chất dinh dưỡng, men, chất miễn dịch, kháng thể, các nội tiết tố… nhưng cũng có rất nhiều chất độc và vi sinh vật gây hại. Chẳng hạn, việc dùng tiết gia cầm, chim, dơi… là con đường lây nhiễm cúm gia cầm. Các loại động vật như ngựa, hươu, nai… đang bị dịch lở mồm long móng có thể làm lây bệnh này. Mặt khác, huyết tính lạnh nên không phải ai dùng cũng tốt, nhất là với người thuộc thể hàn (hay sợ lạnh, ăn kém, huyết áp thấp, hay đầy bụng, chậm tiêu, đi lỏng).
Giáo sư Dương Trọng Hiếu, Viện Y học cổ truyền, cho biết, huyết là một thành phần rất dễ bị nhiễm trùng, phân hủy. Khi sử dụng huyết tươi, các vi trùng, vi khuẩn sẽ xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Y học cổ truyền hiện nay hầu như không dùng huyết sống để trị bệnh. Ngoài ra, việc uống rượu huyết dễ dẫn đến dị ứng, phá hủy tế bào gan, gây xơ gan, trụy tim mạch.
Đừng ngộ độc rượu vì thiếu hiểu biết
Rượu pha huyết động vật sẽ giúp tăng cường “bản lĩnh đàn ông”? Chuyện đồn thổi này đã khiến không ít người đã phải nhập viện vì “rượu bổ”, thậm chí mất mạng.
Tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tuy chưa có nghiên cứu riêng về ngộ độc do uống rượu huyết, nhưng loại đồ uống này thường được pha bằng rượu nấu thủ công, có tỷ lệ cao độc tố, còn huyết động vật có thể chứa nhiều vi khuẩn, virus, sán… nên có nhiều nguy cơ ngộ độc và nhiễm bệnh.
Điều trị ngộ độc rượu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Anh Ngô Thanh M. từ TP HCM ra Hà Nội được bạn bè chiêu đãi món đặc sản rắn ở Gia Lâm. Chủ cửa hàng giết rắn tại bàn rồi trộn tiết với rượu cho khách thưởng thức. Chưa đầy một tháng sau bữa nhậu đặc sản, anh M. thấy trên đầu mình xuất hiện một cục u nhưng cục u này thỉnh thoảng lại di chuyển được. Đi khám, các bác sĩ nghi ngờ anh bị nhiễm ký sinh trùng. Kết quả làm huyết thanh chẩn đoán cho thấy anh M. bị nhiễm giun lươn giai đoạn ấu trùng di chuyển, nguyên nhân là uống rượu pha máu rắn đã nhiễm giun lươn.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm bộ môn ký sinh trùng Đại học Y Hà Nội, các loại ký sinh trùng, vi trùng… có rất nhiều bên trong và bên ngoài cơ thể động vật. Khi lấy máu chúng, người ta phải lấy qua da, nơi có nhiều mầm bệnh mà mắt thường không nhìn thấy như tụ cầu, liên cầu, cúm, lở mồm long móng…. Ở các quán nhậu, rượu huyết được pha chế một cách bừa bãi, lưu trữ không đúng cách, rượu không đảm bảo, dẫn đến những hậu quả khó lường. Có không ít trường hợp bị tiêu chảy hoặc nhiễm giun sán, ký sinh trùng, thậm chí tử vong vì cách uống rượu này.
Tiến sĩ Phạm Duệ cho biết, Trung tâm Chống độc từng tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu do pha các loại huyết, ngâm các con vật hay rễ cây… Có bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, tụt huyết áp, khó thở, phù não… Không ít trường hợp tử vong hoặc trở thành người ngớ ngẩn vì ngộ độc nặng hoặc nhập viện quá muộn.
Bổ một hại mười
Rượu tiết động vật gần như không có tác dụng gì ngoài tăng nguy cơ gậy bệnh cho người uống
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện 108, cho biết do lợi nhuận và “đánh” vào tâm lý các quý ông thích “hàng độc”, những người kinh doanh đã sử dụng nhiều loại tiết được quảng cáo như “Viagra tươi” mà trên thực tế cổ nhân cũng không dùng như tiết chim, thỏ, ngựa, dơi… Trong huyết động vật có rất nhiều chất dinh dưỡng, men, chất miễn dịch, kháng thể, các nội tiết tố… nhưng cũng có rất nhiều chất độc và vi sinh vật gây hại. Chẳng hạn, việc dùng tiết gia cầm, chim, dơi… là con đường lây nhiễm cúm gia cầm. Các loại động vật như ngựa, hươu, nai… đang bị dịch lở mồm long móng có thể làm lây bệnh này. Mặt khác, huyết tính lạnh nên không phải ai dùng cũng tốt, nhất là với người thuộc thể hàn (hay sợ lạnh, ăn kém, huyết áp thấp, hay đầy bụng, chậm tiêu, đi lỏng).
Giáo sư Dương Trọng Hiếu, Viện Y học cổ truyền, cho biết, huyết là một thành phần rất dễ bị nhiễm trùng, phân hủy. Khi sử dụng huyết tươi, các vi trùng, vi khuẩn sẽ xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Y học cổ truyền hiện nay hầu như không dùng huyết sống để trị bệnh. Ngoài ra, việc uống rượu huyết dễ dẫn đến dị ứng, phá hủy tế bào gan, gây xơ gan, trụy tim mạch.