[size=5][size=2]Chân dài, tay thon nhưng đi nhặt rác[/size][/size]
Có lẽ ít ai biết, sau chuyến bay, các tiếp viên xinh đẹp của hãng hàng không VietJetAir phải lúi húi đeo bao tay nhặt rác kẹt trong ghế, vương vãi dưới sàn máy bay. Với hàng không truyền thống, công việc này được một đội ngũ riêng biệt đảm nhận. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, có vé giá rẻ bán cho khách, đội ngũ tiếp viên phải trực tiếp thực hiện.
TIếp viên của hàng không giá rẻ không "hoành tráng" như mọi người nghĩ. |
"Làm tiếp viên hàng không có nghĩa là chấp nhận bị bó buộc thời gian trên những chuyến bay triền miên. Số lần gặp gỡ người thân, bạn bè của tiếp viên hàng không chúng em còn ít hơn cả thời gian chúng em ở… trên trời. Người mà chúng em gặp gỡ nhiều nhất đó chính là hành khách trên các chuyến bay. Em chỉ mong khách cười khi tiếp viên chào đón ở cửa máy bay. Khách nước ngoài vào tàu bay 'xin chào', ra khỏi nói 'cảm ơn'. Còn khách của ta còn ít lắm", tiếp viên trưởng Nguyễn Phương Khanh tâm sự.
Tiếp viên buộc phải chuẩn bị đủ trong túi dụng cụ bay gồm, hộ chiếu, chứng chỉ sức khỏe, chứng chỉ an toàn bay, đèn pin (với 2 viên pin dự phòng), dụng cụ đếm khách cầm tay và một đôi tất dự phòng.
Sau đó, tiếp viên phải đến phòng họp của tổ bay trước 1 giờ; chậm 5 phút sẽ phải làm bản tường trình. Cuộc họp này thông báo về tình hình thời tiết, công tác an toàn bay và các chương trình sẽ tổ chức trên máy bay.
Tiếp theo, tiếp viên lên tàu bay kiểm tra thiết bị an toàn, nhận các hàng hóa từ mặt đất để phục vụ chuyến bay. Ngoài tổ tiếp viên chính, hãng luôn phải bố trí tổ tiếp viên sẵn sàng thay thế nếu có sự cố.
Nguyễn Phương Khanh, thuộc lứa tiếp viên đầu tiên của VietJetAir cho biết, lịch làm việc không theo thời gian cố định nên tiếp viên mất cảm giác ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ. Để đảm bảo sức khỏe, tiếp viên tạo thói quen tranh thủ ăn lúc xong việc; ngủ đủ giờ trước chuyến bay, bất kể ngày hay đêm. Để giữ được vóc dáng mình hạc xương mai, nữ tiếp viên phải thường xuyên tập thể dục giữa các chặng bay.
[size=5][size=2]Tiếp viên hàng không kiêm bán hàng[/size][/size]
Không chỉ dọn dẹp vệ sinh sau chuyến bay, khác với các hãng hàng không truyền thống (thu tiền một lần, phục vụ trọn gói), các tiếp viên của hàng không giá rẻ phải thực hiện công việc bán đồ ăn, thức uống và quà lưu niệm trên chuyến bay. Làm sao để khách vui vẻ, không thấy khó chịu khi trả tiền cho các đồ ăn trên máy bay là một thách thức với các tiếp viên. Vì vậy tiếp viên không chỉ được đào tạo về kỹ năng làm hài lòng khách hàng với nụ cười thường trực trên môi, mà còn được đào tạo cả kỹ năng bán hàng trên máy bay.
Tuy nhiên, đặc thù của hàng không giá rẻ là hành khách phổ thông, nhiều người lần đầu đi máy bay nên việc làm hài lòng tất cả khách là không dễ. Tiếp viên Đặng Thị Lan Anh kể, có bận máy bay đang cất cánh thì có 1 hành khách lần đầu tiên đi máy bay cứ nằng nặc yêu cầu được cho vào phòng vệ sinh. Lan Anh phải giải thích mãi là như vậy sẽ ảnh hưởng đến an toàn bay, nhưng khách cáu gắt đòi vào cho bằng được. Lúc đó, Lan Anh cảm thấy khó xử nhưng vẫn kiên nhẫn giải thích và yêu cầu khách quay về chỗ ngồi.