Từ ngày 22 – 24/11, TAND huyện Thanh Trì,[/size] [size=3]Hà Nội đưa hai bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thanh Trì là bà Nguyễn Thị Tường Vân (54 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm) và Trần Thị Xuân Dung (49 tuổi, ở huyện Thanh Trì) cùng với kỹ thuật viên Nguyễn Thị Thu Hà (29 tuổi, ở huyện Thanh Trì) ra xét xử về hành vi vi phạm quy định về chữa bệnh.
Theo cáo trạng của VKS, ngày 19/9/2009, bà[/size] [size=3]Nguyễn Thị Vinh (54 tuổi, ở quận Hoàng Mai) được cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng sức khỏe suy sụp.
Bác sỹ Vân là người điều trị cho bà Vinh, lúc này bà Vân yêu cầu chị Hà (kỹ thuật viên của công ty cổ phần Dịch vụ y tế Việt Nam) tiến hành xét nghiệm máu cho bệnh nhân. Theo quy trình xét nghiệm, chị Hà phải làm theo phương pháp hồng cầu mẫu, nhưng kỹ thuật viên này xét nghiệm một lần theo phương pháp huyết thanh mẫu để xác định nhóm máu của bệnh nhân.[/size]
[size=3][/size] |
[size=3]Bệnh viện Thanh Trì nơi bác sĩ Vân xét nghiệm nhầm máu cho bệnh nhân[/size] |
Sau khi có kết quả từ chị Hà, bác sĩ Vân - Phó giám đốc chuyên môn, kiêm Trưởng khoa Lâm sàng đã giao cho bà Dung (Trưởng khoa cận lâm sàng) đi mua máu để truyền cho bệnh nhân Vinh.
Mua máu về, trưa cùng ngày, bác sĩ Dung làm thử chéo tại giường mà không định lại nhóm máu tại giường rồi trực tiếp cắm dây truyền máu cho bệnh nhân. Sau khi cắm dây truyền máu, bà Dung đi sang Phòng Hành chính Khoa Hồi sức cấp cứu, và nói với Trưởng khoa Vân: “Em truyền xong rồi đấy, chị cho người theo dõi hộ em, em đi ăn cơm đây, có gì thì gọi em về”.
Khi truyền máu được khoảng 30 phút, bà Vinh bị sốc, người tím tái, rét run. Dấu hiện bệnh nguy kịch, bà Vinh được chuyển đến BV Bạch Mai cấp cứu. Hai ngày sau, bà Vinh tử vong. Khám nghiệm thi thể, Viện Pháp y quốc gia kết luận: “Bệnh nhân tử vong do truyền nhầm máu”.
Giải trình trước toà, bác sĩ Vân cho biết bà Dung không hề bàn giao máu khi lĩnh về, lúc bà Vân xuống Phòng hành chính của Khoa Hồi sức cấp cứu ăn cơm trưa thì thấy bác sĩ Dung đang đứng cạnh giường của chị Vinh trong lúc đang được truyền máu, nên Bà Vân cho rằng, bác sĩ Dung là người truyền máu.
Trong khi đó, bà Dung không đồng tình với những cáo buộc của VKS, khi quả quyết rằng mình đã bàn giao máu cho y tá và cô này đã mang hai đơn vị máu vào giường bệnh nhân để truyền.
“Việc giao máu có cả khoa hồi sức tích cực chứng kiến. Tôi không truyền máu mà chỉ giúp đỡ y tá này mắc bịch máu lên. Tôi là trưởng khoa, không lẽ lại đi làm thay công việc của y tá”, bà Dung trình bày.
Việc này được một số y tá, bác sĩ, kỹ thuật viên có mặt tại tòa khẳng định khi họ cho rằng chỉ thấy bác sĩ này có vào phòng điều trị nhưng không biết chính xác có phải bà Dung truyền máu hay không?
Về số lượng máu đi mua về, Bà Dung cho rằng việc ký xác nhận vào phiếu xét nghiệm định nhóm máu khi kỹ thuật viên Hà đưa chỉ là thủ tục hành chính và bà không phải chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn. Còn chị Hà không phải là người người của bệnh viện, nên bà không phải chịu trách nhiệm chuyên môn của chị này. “Tôi chỉ là người đi mua máu, lỗi ở người xét nghiệm mà ra”- bà Dung nói.
Liên quan đến sự việc hôm đó, bà Vân cho biết, bà cũng có giao bệnh nhân cho bác sỹ trực là Hoàng Văn Tú chăm sóc. Tuy nhiên, theo lời ông Tú, bệnh nhân Vinh là người quen của bác sĩ Vân nên không có lý do gì ông lại được bàn giao. Thời điểm ấy, ông mới công tác tại bệnh viện, nhân viên hợp đồng ngắn hạn nên chưa đủ uy tín. Hơn nữa, ngày trực, ông có việc gia đình nên đã nhờ một bác sĩ khác trực hộ.
Còn Giám đốc bệnh viện – ông Tạ Xuân Sơn khẳng định, theo quy chế, việc bàn giao ca trực trong và ngoài giờ hành chính đều phải vào sổ. “Các anh chị làm không đúng nguyên tắc phải chịu, chúng tôi không có tiền lệ, quy định riêng gì cả. Việc bàn giao trực, đổi trực, không cho phép như vậy. Lịch trực được phân đến hết tháng”, ông Sơn nói.
Với tư cách là người bào chữa cho bà Dung, Luật sư Trần Đình Triển thắc mắc về việc xét nghiệm máu là quan trọng nhưng lại giao cho kỹ thuật viên Hà?
Trả lời vấn đề này, Giám đốc Sơn cho biết: Bệnh viện và công ty cổ phần Y tế dịch vụ Việt Nam có ký kết hợp đồng hợp tác. Hai bên sẽ đưa nhân sự vào những công việc phù hợp, tại những thời điểm thích hợp. Về việc chị Hà xét nghiệm nhầm do dùng phương pháp huyết thanh mẫu, ông Sơn cho rằng không biết khoa xét nghiệm làm theo phương pháp này.
Trong khi đó, sau khi kiểm tra về việc truyền nhầm máu làm chết bệnh nhân, ngày 28/6/2010, Ủy ban kiểm tra huyện Thanh Trì kết luận: Mô hình liên doanh không đúng với quy định của Nhà nước; thiết bị y tế đối tác đưa vào không được thẩm định, nhiều máy móc không rõ xuất xứ.
Căn cứ vào các tình tiết của vụ án, chiều 24/11, sau khi nghị án, HĐXX đã trả hồ sơ điều tra bổ sung các vấn đề: khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân chết; làm rõ những người có mặt trong ca trực, để xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân, họ có thực hiện đúng quy chế bàn giao ca trực theo Sở y tế hay không?[/size]