Gạo tẻ, cơm trắng là món ăn truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình Việt Nam. Nhưng gần đây, người tiêu dùng lại đang hoang mang, lo lắng trước những thông tin gạo được tẩy trắng, cơm chín nhanh và nở nhiều gấp 2 - 3 lần bình thường nhờ hóa chất. Sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng đang bị đe dọa nghiêm trọng.
[justify]Gạo ngon nở nhanh nhờ… hóa chất[/justify]
[justify]Thông thường, nhà máy xay xát mua lúa về phải tích trữ một thời gian. Do vậy, khi xay xát gạo sẽ không còn được mùi thơm như ban đầu. Vì thế, cần phải tạo lại mùi hương cho gạo. Mùi ở đây là loại hóa chất tạo mùi thơm được mua từ Trung Quốc. Những loại hóa chất có thể mua rất dễ dàng ở chợ Kim Biên (TP.HCM). Để khi gạo nấu thành cơm có mùi thơm nồng đặc trưng thì cần pha 1 muỗng bột tạo mùi với 5 lít nước cho 100kg gạo. Sau đó, tưới đều lên gạo ủ trong vòng 15 phút rồi cho vào máy đánh bóng gạo, từ đó sẽ được mùi hương như cũ.[/justify]
Nhiều quán cơm bình dân đã sử dụng hóa chất để cơm chín nhanh và nở gấp 2-3 lần. |
[justify]Các loại gạo màu như Bắc Thái, gạo Thái Đỏ… bán trên thị trường Việt Nam, cũng là loại gạo dài 5% tấm sau khi xay xát sẽ cho vào máy đánh bóng rồi tách màu, trộn màu bằng máy. Màu ở đây là các loại chất tạo màu xuất xứ từ Trung Quốc.[/justify]
[justify]Muốn gạo trắng tinh thì cũng lại nhờ… hóa chất. Theo một người đã xay xát gạo nhiều năm thì cách này thì mới áp dụng, loại chất tẩy trắng này không có tên, chỉ biết là hàng của Trung Quốc. Gạo được xay xát xong sẽ cho vào máy đánh bóng. Nếu muốn gạo trắng tinh thì 100kg gạo sẽ cho 1kg bột này vào, sau 5 phút hạt gạo trắng tinh, còn muốn trắng đục thì chỉ cần 500g là được.[/justify]
[justify]Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì khó có thể nhận biết được đâu là gạo mới và đâu là gạo mốc vừa được “hóa phép”. Theo một “chuyên gia” trong kỹ nghệ đánh bóng gạo thì có thể phân biệt bằng cách khi mua gạo hãy ngửi thật kĩ, gạo đánh bóng lại có mùi thơm nồng, còn gạo mới bình thường thì mùi thơm dịu và hơi hăng hăng.[/justify]
[justify]Hãi hùng “cơm bao no” nở nhanh[/justify]
[justify]“Cơm bao no” đã có từ lâu ở đất Sài Gòn. Đến những quán cơm này, người ăn có thể ăn cơm thoải mái đến khi no mà không phải tính thêm tiền. Đây là lựa chọn hàng đầu của nhiều lao động nghèo, người có thu nhập thấp.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tuy nhiên, thời gian gần đây, để hút khách, nhiều cửa hàng đã “rỉ tai” nhau phương pháp trộn hóa chất vào gạo để nấu. Loại bột trắng giá rẻ giúp nồi cơm chín nhanh và nở nhiều gấp 2 - 3 lần hạt gạo bình thường. Sẽ có rất nhiều hiểm họa tiềm ẩn trong loại cơm có sử dụng hóa chất thần kỳ không nguồn gốc xuất xứ này.[/justify]
[justify][/justify] Hóa chất có xuất xứ từ Trung Quốc. |
[justify]Theo những người bán cơm, cứ 3 kg gạo là cho một gói bột nở, nấu khoảng 5 phút bớt nước và rắc thêm một ít bột trên mặt là cơm sẽ thơm ngon và dẻo. Tại các quán cơm bình dân, dù khách có đông đến mấy, cũng chỉ khoảng 30 phút sau là quán đã kịp nấu nồi cơm trắng dẻo, thơm phức nhờ gói bột trắng hóa chất phép màu.[/justify]
[justify]Theo tiết lộ của một phục vụ quán cơm bao no trên đường Phạm Văn Bạch (quận Tân Bình) thì chỉ cần 2 gói bột màu trắng này có thể hóa phép cho 10 kg gạo nở bung trắng đều, hạt to mẩy khi đã chín thành cơm, tương đương như khi nấu 20 - 25 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công. Loại bột này được chủ quán cơm cho biết mua tại chợ Bà Chiểu.[/justify]
[justify]Tại đây, không phải sạp nào cũng có loại bột nở này. Một chủ sạp bật mí, loại bột này chỉ bán cho người quen hoặc có khách hỏi mới đưa chứ không bán đại trà vì đây là loại bột mới, chưa có nhiều người biết đến nên chỉ trưng bày vài gói để làm mẫu, có khách hỏi mới đem.[/justify]
[justify]Sau một hồi trò chuyện, chủ sạp lôi ra một hộp trong đó có khoảng 10 gói bột màu trắng hồng nhỏ bằng 4 ngón tay và giới thiệu: “Chỉ cần ngâm 15-20kg gạo chung với 5 gói nhỏ loại bột này rồi đem hấp khoảng 1 tiếng, gạo sẽ nở bung, cho lượng cơm nhiều gấp đôi so với bình thường. Thêm nữa, loại bột này còn có tác dụng làm cơm chín rất nhanh. Ngâm bột này vừa giúp gạo nở nhanh, nhiều và chín mau mà không mất công làm gì cả, lợi lắm đấy”. Bên ngoài vỏ gói bột ghi hầu hết bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn mác hay hạn sử dụng nhưng chủ sạp vẫn khẳng định đây là hàng nhập. Xé vỏ giấy ra bên trong là thứ bột trắng, nhỏ mịn như đường cát và có mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên, gói giấy bọc vỏ bên ngoài lại in chữ Trung Quốc và có hình cô gái nội trợ.[/justify]
[justify]Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại bột giúp làm cơm chín nhanh và nở nhiều là loại hóa chất giúp giữ hơi nước trong hạt gạo cũng như tổng hợp các chất khí giúp hạt gạo nở to hơn bình thường, và chính điều này có thể nguy hại đến sức khỏe người sử dụng. Chưa kể việc các quán cơm sử dụng một loại bột không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hướng dẫn sử dụng là sai quy định và vi phạm pháp luật.[/justify]
[justify] [/justify]
Cơm giá rẻ = Thịt ươn, rau thối + hóa chất tẩm ướp
[justify]Các loại thịt, cá, rau quả đa phần đã bị ươn, bốc mùi, được các chủ quán mua với giá rẻ đem về thêm “hóa chất” vào, biến thành thực phẩm bắt mắt bán cho khách bình dân.[/justify]
[justify]Ở làng đại học Thủ Đức - TPHCM, chỉ với 10.000 - 12.000 đồng sẽ mua được một phần cơm 3 món: mặn, xào và canh. Trong điều kiện giá thực phẩm ngoài chợ tăng từng ngày thì tại sao các chủ quán cơm vẫn bán với giá siêu rẻ? Trong vai người phụ việc, phóng viên Báo Người Lao Động đã tìm hiểu về nguồn gốc và cách chế biến thực phẩm ở những quán ăn này.[/justify]
[justify]Một nở thành hai[/justify]
[justify]Ngày 20-9, chúng tôi đến xin phụ việc cho quán cơm Tr.L. Hướng dẫn cho nhân viên mới, chủ quán lấy một ít bột màu trắng cho vào thau, đổ nước vào đánh tan sau đó bỏ rổ thịt heo vào. Vừa làm, bà vừa giải thích: “Chỉ cần một tí bột này, thịt sẽ cứng và có màu đỏ như thịt tươi, chất này còn giúp khử mùi hôi do thịt để lâu ngày”. Đúng như lời bà chủ nói, khoảng 5 phút sau, chúng tôi chứng kiến những miếng thịt bé xíu đã được nở ra gần gấp đôi.[/justify]
Những nguyên liệu ôi thiu được chế biến thành thức ăn để bán cho khách. |
[justify]Rời quán Tr. L, chúng tôi tiếp tục đến xin làm chân chạy bàn tại quán Th.T. nằm cách đó không xa. Ở đây, ngoài những chiêu thức chế biến “truyền thống” như quán Tr.L thì chủ quán luôn bắt các nhân viên phải học thuộc cách “tiết kiệm tối đa”. Khi thức ăn trong ngày bán không hết hoặc khách ăn còn dư, không được bỏ mà phải gom lại để tận dụng chế biến món khác. Ví dụ, thịt luộc dư có thể băm nhuyễn quấn với lá lốt rồi nướng hoặc đem trộn vào thức ăn của ngày hôm sau…[/justify]
[justify]Tuy nhiên, công nghệ nấu cơm ở quán Th.T mới thật đáng sợ. Công việc này những người phụ việc không được thò tay vào mà bà chủ quán trực tiếp đảm nhận. Sau khi nước được đổ vào một chiếc xoong lớn, bà chủ bỏ vào nửa chén chất bột màu trắng rồi lấy gạo đổ vào (chất bột này được người nhà của chủ quán mua từ chợ Bà Chiểu có tác dụng làm gạo nở và xốp cơm – PV). Khoảng 30 phút sau, cơm chín, dù chỉ với hơn 5 kg gạo nhưng cho ra được một nồi cơm to tướng. Bà chủ quán chia ra làm hai nồi, sau đó vào nhà lấy thêm một thau cơm còn thừa lại từ tối qua đã dính bệt vào nhau, đổ vào hai nồi rồi trộn đều, đưa ra bán cho khách[/justify]