[/size]
[size=2]Chỉ cách New Delhi hai giờ lái xe, nhưng cuộc sống ở những ngôi làng thuộc huyện Baghpat dường như là một thế giới khác hẳn. Phụ nữ ở New Delhi có thể diện quần bò, áo thời trang, đi xe đạp điện tới các trung tâm mua sắm, hay thậm chí giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền, trong khi phụ nữ ở Baghpat không thể tự do đi ra ngoài và luôn phải mang mạng che mặt.
Cám cảnh “vợ chung”
Munni đến làm dâu ở vùng đất màu mỡ đang phát triển mạnh ngành chông nghiệp mía đường ở phía bắc Ấn Độ ấy khi còn là một thiếu nữ. Tuy nhiên, hạnh phúc chưa kịp đến thì cô đã phải đối mặt với một cuộc sống ê chề ngoài sức tưởng tượng. Cô buộc phải thực hiện nghĩa vụ làm vợ và mang thai với cả 2 người anh em bên chồng, bởi họ không thể tìm được vợ.[/size] [size=2]
Ngồi tại một trung tâm cộng đồng ở huyện Baghpat, tỉnh Uttar Pradesh, Munni - người phụ nữ trung niên tầm 40 tuổi đau xót kể lại: “Chồng và cha mẹ chồng nói rằng tôi phải làm vợ chung của ba anh em nhà chồng”. Nhớ lại những ngày tháng ấy, Munni không khỏi rùng mình khi ký ức về những trận đòn ác độc khi cô không cam chịu cảnh vợ chung hiện về. Cô kể lại: “Thỉnh thoảng họ đạp tôi ra khỏi nhà và bắt tôi ngủ ngoài trời. Chưa hết, họ còn đổ dầu hỏa lên mình tôi và châm lửa đốt…”.[/size] [size=2]
[/size]
[size=2] [/size] |
[size=2]Cảnh vợ chung khiến cô không biết đứa trẻ trên tay mình là con ai. (Ảnh minh họa)[/size] |
[size=2]Ba tháng sau khi lấy chồng, trong một lần đi khám bệnh, cô được bác sĩ khuyên nên chạy trốn khỏi nơi địa ngục trần gian ấy, nhưng dường như cô chưa đủ dũng khí và quyết tâm để thực hiện việc đó. Sau những năm tháng chịu cảnh làm vợ chung cho ba anh em bên chồng, Munni sinh được ba cậu con trai nhưng ngay cả bản thân cô cũng không thể biết chính xác ai là bố những đứa trẻ đó.
Chính quyền bất lực
Những trường hợp như của Munni không phải là ít, nhưng rất hiếm khi họ dám đến tố cáo với cơ quan chức năng, bởi phụ nữ ở vùng này không được phép đi ra ngoài mà không có người nhà đi theo, cũng như lo sợ các hành động phạm tội mang tính kỳ thị sâu sắc với các nạn nhân. Vì thế, có thể còn rất nhiều phụ nữ như Munni đang phải sống cảnh địa ngục trong những ngôi làng quanh đó.[/size] [size=2]
Ngay cả trường hợp của Munni, cô vẫn không chịu gửi đơn tố cáo lên cảnh sát ngay cả khi không thể chịu được sự hành hạ và tìm đến cầu cứu trung tâm cứu trợ cộng đồng. Nhân viên xã hội cho biết, sau nhiều thập kỉ lựa chọn giới tính, tỉ lệ mất cân bằng sinh giữa nam và nữ ở Ấn Độ đã trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã và đang phát triển cực thịnh ở Ấn Độ, khiến số thai nữ bị bỏ nhiều hơn, gây tình trạng mất cân bằng giới. Kéo theo đó, nạn hiếp dâm, buôn bán phụ nữ và cảnh “vợ chung” giữa anh em cùng nhà trở nên phổ biến.[/size] [size=2]
Cuộc điều tra dân số Ấn Độ thực hiện năm 2011 cho thấy, tỉ lệ sinh ở nước này hiện là 858 bé gái trên 1.000 bé trai, trong khi tỉ lệ trung bình trên thế giới là 940/1.000. Tỉ lệ giới tính trẻ em ở Baghpat thậm chí chỉ đạt 837/1.000, khiến tình trạng “vợ chung” ở khu vực này liên tục gia tăng.[/size] [size=2]
Cam chịu vì… nghèo
Nhiều gia đình không thể cưới vợ cho con, họ dùng tiền để mua cô dâu từ những vùng khác trên khắp lãnh thổ Ấn Độ. Đa số các cô gái là con những gia đình nghèo, vì thế họ đồng ý bán mình với giá 15.000 rupi (300 USD) để giúp gia đình. Tuy nhiên, các cô không thể hình dung được một cuộc sống địa ngục đang chờ đón mình ở phía trước khi phải làm vợ chung và sinh con cho nhiều người đàn ông trong một gia đình.[/size] [size=2]
Sabita Singh, 25 tuổi, bị gia đình gả bán cho một người đàn ông lớn hơn mình 19 tuổi từ khi còn là một đứa trẻ. “Khởi đầu thật khó khăn, có quá nhiều thứ cần phải học trong khi tôi chẳng hiểu gì. Tôi cứ nghĩ mình đến đó để chơi”, Singh tâm sự về suy nghĩ của cô khi mới được gả bán về nhà chồng năm 14 tuổi. Việc buôn bán phụ nữ bị coi là bất hợp pháp ở Ấn Độ, nhưng tội ác này ngày càng trở nên phổ biến mà cơ quan chức năng không thể xử lý bởi nạn nhân ngại tố cáo, trong khi đó hàng xóm không muốn can thiệp vì sợ rắc rối.[/size] [size=2]
Ngoài ra, tư tưởng lấy vợ chung để dễ dàng chia phần thừa kế cũng như gia đình nhà gái bớt đi một khoản hồi môn đáng kể cho gia đình chú rể đang được nhiều người ủng hộ. Cái khó, sự nghèo đã khiến họ coi tội ác trở thành điều hiển nhiên.[/size]
Theo Việt Nam Net