[size=small]Khai mạc mùng 4 tết Quý Tỵ, Hội xuân núi Bà Đen (Tây Ninh) mỗi ngày thu hút hàng chục nghìn du khách hành hương. Người dân xô đẩy nhau để được chạm vào áo choàng của Thánh Mẫu “lấy hên”.[/size]
[size=small][/size] |
[size=small]12h trưa mùng 7 Tết (16/2), núi Bà Đen vẫn nườm nượm du khách đổ về tham quan và xin lộc đầu năm. Đây là hoạt động văn hóa, du lịch, hành hương thường niên vào dịp Tết.[/size] |
[size=small][/size] |
[size=small]Hội xuân núi Bà Đen năm nay diễn ra từ mùng 4 Tết đến sau Rằm tháng Giêng, nhưng theo lời người dân địa phương, cảnh chen lấn sẽ kéo dài đến hết tháng Giêng.[/size] |
[size=small][/size] |
[size=small]Không khác nhiều so với mọi năm, khu vực điện Bà vẫn đông đúc và nghi ngút nhang khói. Người người ra sức chen chân để có thể thắp được nén hương vía Bà cầu may.[/size] |
[size=small][/size] |
[size=small]Nhiều du khách phải mướt mồ hôi mới có được một chỗ đứng giữa hàng nghìn người trước điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Một số quên đi sự tôn nghiêm, vẫn đội mũ khi vái lạy nhằm tránh cái nắng cháy da.[/size] |
[size=small][/size] |
[size=small]Cảnh chen lấn tiếp diễn khi người dân xô đẩy nhau để được chạm vào áo choàng của Thánh Mẫu “lấy hên”. Nhiều người còn dùng vạt áo này để lau mặt hay xoa đầu cho những đứa trẻ với lòng tin Bà sẽ phù hộ nhiều sức khỏe và sự thông minh.[/size] |
[size=small][/size] |
[size=small]Khu vực nhà ăn từ thiện phục vụ những suất cơm chay miễn phí cho du khách cũng đông nghịt người.[/size] |
[size=small][/size] |
[size=small]Nhiều gia đình ngồi tràn ra cả lối đi để dùng bữa trưa. Chung quanh đó, nhiều du khách khác cũng tranh thủ ngồi nghỉ mệt sau một hồi chen chúc đẫm mồ hôi, mắt mũi cay xè vì khói.[/size] |
[size=small][/size] |
[size=small]Nhiều em bé được bố mẹ dẫn lên núi hành hương cũng lả đi vì ngột ngạt và nắng nóng[/size] |
[size=small][/size] |
[size=small]Năm nay, khu du lịch núi Bà Đen đưa vào sử dụng hệ thống cáp treo mới có dài 1.100m với 37 cabin, công suất 1.800 người một giờ. Do vận hành song song với hệ thống cáp treo cũ nên 37 cabin này góp phần giải quyết được nạn ùn tắc và xếp hàng chờ đợi hàng giờ để từ chân núi lên được điện Bà.[/size] |
[size=small][/size] |
[size=small]Tuy có thể tiết kiệm thời gian lên đến chùa Bà bằng hệ thống máng trượt và cáp treo nhưng nhiều du khách vẫn chọn đường bộ để leo núi. Một số nhóm bạn trẻ sau khi vía Bà còn rủ nhau chinh phục đỉnh núi 968 m - cao nhất Nam Bộ.[/size] |