[Kênh14] - Chỉ cần khéo sử xự hơn một chút thì chuyện bạn Avai hay Invi sẽ chẳng có gì đáng để nói…
Không biết bạn online bằng PC hay laptop, ở nhà hay ở ngoài tiệm net nhưng cá rằng khi máy bạn bắt đầu hoạt động thì luôn có em Y!M hiển thị trên màn hình. Với những tiện ích mà Y!M mang lại trong việc liên lạc, tám, chat voice, share ảnh mà chẳng phải tốn thêm một đồng phí nào cùng tính năng nhanh, dễ sử dụng không rườm rà nên chẳng lạ khi Y!M trở thành lựa chọn liên lạc hàng đầu của teen Việt - “Không cần phải thao tác trên máy tính, tớ chỉ cần nhắm mắt lại tưởng tượng cũng có thể chỉ dẫn bạn cách để có một em Y!M, hay login vào em Y!M của mình” bạn An (trường C.) cho biết.
Nhưng chẳng bao lâu dưới cách dùng em Y!M của các teen nhà mình đã có không ít rắc rối bắt đầu xảy ra !
Teen - Avai
Khi nhiều teen lại xem Y!M như hộp tin để nhận tin báo từ bạn bè nên dù không dùng đến mà các teen vẫn vô tư để nick mình hàng tiếng đồng hồ, tùy theo gia cảnh mà nhiều bạn sẵn sàng treo em Y!M 24/24 mà chẳng để ý đến tờ bill điện hàng tháng gia đình phải chi trả.
Những chuyện rắc rối bắt đầu xảy ra từ đây, điển hình là cậu bạn L. (trường C.) sau khi login vào Y!M xong với dòng stastus: “Có gì thì để tin off, gấp hãy Buzz” để đó rồi mải mê nhảy vào những trò game online. Bạn bè thấy vậy nghịch nên liên hồi [Buzz] để chọc ghẹo, bị bạn bè phá thế là L. đâm bực mà nói mấy câu vô cùng khó nghe: “Đ… m…, tụi mày wỡn hử. Cút. Đ… có làm phiền tao à”! Trước hành động đó của L. bạn bè cũng phật lòng, nhận sai về mình nhưng L. chẳng quan tâm mà bảo: “Được rồi, đừng làm phiền tao nữa. Tao chơi game tiếp. Bye”, từ đó bạn bè chẳng ai còn thèm pm cho L. dù chỉ là hỏi thăm.
Còn cô bạn Th. (trường N.) ở nhà lại luôn treo nick mình online 24/24 chỉ để chứng tỏ mình là một teen năng động đúng châm ngôn: “Bạn cần là mình có mặt”. Nhưng lần nào bạn bè pm hay [Buzz] để hỏi chuyện cũng chẳng thấy cô bạn đâu đến 1-2h sau hay ngày mai mới nhận được tin off: “Tớ mới đi chơi về” hay “Nãy giờ tớ ngủ… cậu pm tớ có gì không?”.
Ảnh minh họa
Teen - Invi
Ngoài ra có không ít teen lại chọn chế độ invi như là một phương pháp tránh ai làm phiền để thoải mái chat với những người mình muốn. Điển hình là cậu bạn S. (trường T.) ngày nào cậu cũng online ngồi trên máy mà chat chit với những người bạn mà cậu thích, những người bạn khác dù họ có pm chuyện gấp cậu cũng không thèm trả lời. Lần nào bạn bè hỏi thăm S. cũng viện cớ: “Dạo này mình bận học lắm đâu có thời gian lên mạng”. Đến khi có người bạn gửi cho S. một đường link và hỏi thẳng: “Trang này là trang kiểm tra nick ẩn, ngày nào tớ cũng thấy cậu online mà để invi cả thế tại sao hỏi ra cậu lại luôn bảo rằng bận học nên không lên mạng được? Cậu làm tớ thất vọng lắm”, không biết giải thích làm sao S. đành vờ câm nín cho qua chuyện.(?!)
Có chương trình phát hiện nick ẩn, bạn gái của B. (trường N.) không khó để check xem bạn trai đang off hay invi. Mỗi lần check thấy B. invi mà quá 5 phút không thấy pm cho mình là cô bạn lại giận dỗi. Và dù B. có đưa ra ngàn lý do là: “Lúc đó anh đang coi tivi, đang ăn cơm; đang đi mua đồ dùm mẹ…” vẫn không là câu trả lời thỏa mãn cho câu hỏi: “Thế sao anh không out đi để invi làm gì? Anh ghét em, anh tránh em phải không ?” của cô bạn gái.
Nhiều bạn dùng chương trình phát hiện nick ẩn để test mức độ trung thật của bạn mình, không ít teen đã bị mang mác nói dối khi trả lời rằng: “Hôm qua tớ không hề online” thay vì nói thẳng và thật.
“Lần nào hỏi nó cũng bảo rằng không hề online nhưng đâu biết là mình có chương trình phát hiện nick ẩn. Mình đâm ghét nên mỗi lần nó invi, mình pm mà nó không trã lời là mình bỏ boom cho biết, để cho nó khỏi chat khỏi làm gì cả cho bỏ ghét” – Q. (trường S.) hằn học kể lại.
***
Avai hay Invi, chat hay không chat đó là quyền riêng tư của mỗi cá nhân nhưng chỉ cần bạn khéo sử xự hơn chút không những tránh được những chuyện chẳng muốn xảy ra, lại làm vừa lòng mọi người và cũng không phải ép mình nói xạo để mang tiếng là kẻ nói dối trong mắt bạn bè như vậy, đúng không teen nhỉ?