Các tàu tuần ngư Trung Quốc diễn tập tại Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, hôm 30/6.
[justify]Lệnh cấm đánh bắt cá vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông Tháng 5/2009, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá trên một vùng biển rộng 128.000km2 tại những vùng biển đang có tranh chấp và nhiều vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam xung quanh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 01/8/2009 với lý do “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản”.[/justify] [justify]Sau khi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc có lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Ngày 16/05/2009 Trung Quốc điều tàu Ngư Chính 44183 của tỉnh Quảng Đông tới Hoàng Sa, cuối tháng 5/2009 lại tiếp tục điều 08 tàu tuần tra tới Biển Đông để tăng cường các hoạt động giám.[/justify] [justify]Ngày 30/6 Trung Quốc cho biết, họ sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra trên Biển Đông để bảo vệ các ngư dân của họ và đã tổ chức một cuộc diễn tập tại Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, với sự tham gia của 7 tàu tuần tra của Trung Quốc.[/justify] [justify]Đài RFI đêm 22/6 bình luận: "Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá tại vùng Biển Đông, nhưng năm nay, Bắc Kinh tỏ thái độ cứng rắn khác thường trong việc buộc mọi người tuân thủ lệnh này bằng cách cử đội tàu hùng hậu xuống tuần tra. Một số vụ bắt giữ và phạt vạ các tàu đánh cá của Việt Nam đã diễn ra".[/justify] [justify]Bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam Trong những năm gần đây, ngư dân Việt Nam khi ra khơi đánh bắt đều nơm nớp nỗi lo bị các tàu vũ trang hoặc tàu lạ nước ngoài tấn công, xua đuổi và cướp bóc mặc dù vẫn đang hoạt động trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.[/justify] [justify]Từ ngày 16-17/6/2009, các lực lượng tuần tra Trung Quốc đã bắt 37 ngư dân cùng 3 tàu cá Việt Nam (QNg - 6364 TS, QNg - 6597 TS và tàu QNg - 6517 TS) của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, khi đang hành nghề đánh bắt cá bình thường tại tọa độ 16 độ 04 phút vĩ bắc/112 độ 05 phút kinh đông trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.[/justify] [justify]Ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay ngư dân và các tàu cá nói trên. Như lời khẳng định của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta, "hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông".[/justify] [justify]Sau đó, 37 ngư dân và 03 tàu của Việt Nam trên đã được đưa về đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, tại đây các ngư dân Việt Nam đã phải miễn cưỡng và bị ép lăn tay vào tờ biên bản vi phạm và phải chịu mức phạt tiền tổng cộng 510 triệu đồng Việt Nam vì đã bị Trung Quốc cho là “vi phạm Luật Ngư nghiệp Trung Quốc” trong khi đang đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.[/justify] [justify]Với dụng ý nham hiểm của Trung Quốc, vấn đề không phải là tiền phạt. Sâu xa hơn, rất có thể họ sẽ dùng những biên bản xử phạt vô lý do họ tự thảo mà các thuyền trưởng Việt Nam bị ép lăn tay thừa nhận đã "xâm phạm lãnh hải Trung Quốc" để làm "chứng cứ" khi giải quyết những vấn đề tranh chấp liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông.[/justify] [justify]Nhưng lại liên tục vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam và các nước khác Trong khi Trung Quốc áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá trên một vùng rộng lớn trên Biển Đông với lý do “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản”, nhưng họ vẫn có các hoạt động đánh bắt cá bình thường tại những vùng biển này đồng thời tăng cường hoạt động đánh bắt và thăm dò tại những vùng biển chồng lấn, xâm phạm chủ quyền của các nước khác.[/justify] [justify]Báo Tiền phong ngày 30/6 cho biết, trưa ngày 27/6, hai tàu hải quân Việt Nam là HQ 621 và HQ 609 đã phát hiện 5 chiếc tàu lạ dài khoảng 25 m, rộng 6 mét mang cờ Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động thăm dò, đánh bắt hải sản trái phép tại tọa độ 8 độ 16 phút vĩ bắc, 110 độ 2 phút kinh đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, chỉ cách nhà giàn DK1/16 thuộc bãi cạn Phúc Tần khoảng 70 km. Hai tàu hải quân đã áp sát 5 chiếc tàu mang cờ Trung Quốc và yêu cầu rời khỏi khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, khi bị truy đuổi chúng đã phóng với tốc độ rất cao về hướng đông bắc. Trước đó thông tin từ đất liền báo ra tại khu vực trên có 7 tàu đánh cá vũ trang nước ngoài đang tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.[/justify] [justify]Còn Báo cáo sơ kết một năm công tác tuần tra bảo vệ ANTT trên địa bàn TP Đà Nẵng ngày 4/6 cho biết, “Tình trạng tàu thuyền nước ngoài xâm phạm lãnh hải Việt Nam diễn ra phức tạp, các tàu vũ trang uy hiếp, xua đuổi và tấn công tàu cá của Việt Nam.”[/justify] [justify]Ngày 29/6, của Hải quân Indonesia đã bắt giữ tàu cá MV Fu Yuan Yu F-80 của Trung Quốc không có giấy phép đánh bắt cá và giấy phép sử dụng đài vô tuyến đang đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực biển Seram thuộc lãnh hải Indonesia.[/justify] [justify]Ngày 20/6, Cục Quản lý Tài nguyên Biển và Nghề cá thành phố Pontianak, Indonesia đã bắt giữ 8 tàu cá cùng 77 ngư dân thuộc Khu Tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc trong khi các tàu cá này đang đánh bắt cá bất hợp pháp trong Khu Đặc quyền Kinh tế của Indonesia trên Biển Đông.[/justify] [justify]Hay ngày 21/12/2006, Philippines đã bắt giữ 25 ngư dân thuộc tỉnh Quảng Đông đã vi phạp lãnh hải của Philippine, số người này vừa mới được phóng thích trong tuần trước.[/justify] [justify]Đây chỉ là những vụ điểm hình trong rất nhiều vụ mà đội tàu cá Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải và đánh bắt cá bất hợp pháp tại những Khu Đặc quyền Kinh tế của các nước khác đã bị bắt giữ, nhưng khi đã bị bắt giữ, Trung Quốc lại lên tiếng phản đối, họ cho rằng các tàu cá này đang đánh bắt cá trong các khu vực đánh bắt cá “truyền thống” của họ. Vậy khu vực đánh bắt cá “truyền thống” của Trung Quốc ở những đâu?[/justify] [justify]Chắc chắn lệnh đánh bắt cá này không phải vì mục đích “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản” theo như họ nói mà nó còn có những mục đích mang tính chính trị có tính toán khác của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc thực sự muốn bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên Biển Đông vậy tại sao họ không cấm cả tàu cá của họ mà còn điều tàu tuần tra ra để bảo vệ.[/justify] [justify]Để thay cho lời kết, xin dẫn lời Giáo sư Ramses Amer, thuộc Trường đại học Stockholm, chuyên nghiên cứu về các tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông: "Lệnh cấm đánh cá do Bắc Kinh ban hành hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu bảo vệ nguồn cá như họ nêu lên, mà đó là một chiến thuật để củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển Đông. Rõ ràng là khu vực cấm đánh cá bao gồm những nơi đang có tranh chấp chủ quyền với nước khác, và thẩm quyền pháp lý của Trung Quốc không được công nhận”. [/justify] |
Nguồn tin |
Ngọc Linh (Tổng hợp) |
Tin tổng hợp |