[size=3]Giải Ảnh Báo chí Thế giới – World Press Photo được coi là một trong những giải ảnh báo chí danh giá nhất thế giới với sự tham gia của các nhiếp ảnh gia toàn cầu. Tổ chức này được thành lập năm 1955 tại Hà Lan với mục tiêu hỗ trợ, “quảng bá” các phóng viên ảnh chuyên nghiệp.
Đây là bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn ngày 11/6/1963. Ông Thích Quảng Đức (1897 – 11/6/1963) làm vậy nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcolm Browne giành Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới năm 1963 nhờ bức ảnh này.
Bức ảnh chụp người mẹ dẫn con lội qua sông tránh bom Mỹ mang về cho tác giả Kyoichi Sawada giành Giải thưởng Ảnh báo chí thế giới năm 1965. Kyoichi Sawada là ký giả Nhật, làm việc cho UPI, được giao nhiệm vụ tường thuật chiến tranh Việt Nam.
Bức ảnh lính Mỹ dùng xe thiết giáp kéo lê xác 1 người lính * hồi tháng 2/1966 tại miền Nam, Việt Nam, nay là quận Tân Bình – thành phố Hồ Chí Minh gây chấn động thế giới. Tác giả của bức ảnh này chính là phóng viên người Nhật Kyoichi Sawada thuộc hãng thông tin UPI, thắng Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới năm 1966.
Bức ảnh trên ghi lại hình ảnh một binh sĩ Mỹ đang điều khiển súng M48, thuộc quân đoàn thập tự số 7 của Mỹ ở vùng tam giác sắt Củ chi – Trảng Bàng – Chơn Thành tại miền Nam, Việt Nam. Tác giả là của Co Rentmeester, phóng viên tạp chí Life, tìm thấy bức ảnh trong đống báo cũ bỏ quên. Hình ảnh sĩ quan Mỹ này mang đến cho ông Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới năm 1967.
Đây là hình ảnh Giám đốc Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan bắn một người lính * bị trói tay ngay trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968. Bức ảnh mang về cho tác giả Eddie Adams Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới năm 1968, được lên trang nhất các thời báo lớn lúc bấy giờ và truyền đi nhanh chóng trên toàn thế giới. Adams lúc bấy giờ là phóng viên của hãng AP.
Bức ảnh Em bé Napalm của tác giả Nick Út mang lại cho ông sự nổi tiếng và Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới năm 1972. Phan Thị Kim Phúc (em bé không mặc quần áo) và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom Napalm của Mỹ ném xuống Trảng Bàng – Tây Ninh. Đại học Columbia bình chọn bức ảnh này ở vị trí thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Nick Út là người Mỹ gốc Việt, là phóng viên của hãng AP. [/size]