Tin tức - pháp luật 2009-05-08 08:03:32

Hệ lụy từ luật tục :P


[justify]Vợ mất, gia đình nhà vợ không có người “nối dây”, người chồng dứt áo ra đi bỏ lại những đứa trẻ mồ côi bơ vơ không nơi nương tựa. Đó là thực trạng buồn ở một số xã vùng cao tỉnh Phú Yên.

Tục "nối dây"[/justify]
[justify]Chuê-nuê (còn gọi là nối dây) là một luật tục tồn tại khá lâu trong hôn nhân của người Êđê. Khi người vợ qua đời, người chồng muốn tái hôn buộc phải lấy một người con gái trong gia đình vợ, có thể là em gái vợ còn rất nhỏ tuổi hay thậm chí là người chị vợ già hơn mình rất nhiều, miễn là người đó chưa có chồng. Nếu không còn người “nối dây” thì người chồng về lại nhà mẹ đẻ với hai bàn tay trắng.[/justify]

[justify]Ngược lại, nếu người chồng chết mà gia đình chồng không muốn mất của cải cũng phải đưa người (anh trai hay em trai chưa có vợ của người chồng đã mất) sang nhà người vợ để thực hiện tục chuê-nuê. Luật tục quy định: “Dầm sàn gãy thì phải thay, ván sàn nát thì phải thế, chết người này thì phải nối bằng người khác”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]


Một người bà phải nuôi ba đứa cháu nhỏ

do bố của chúng về nhà mẹ ruột và lấy vợ khác

[/justify]
[justify]Người Êđê cho rằng, luật tục chuê - nuê là nhằm các mục đích: kế thừa và bảo trì tài sản; duy trì mối quan hệ thông gia; vì con cái của người đã chết; vì mục đích đền ơn. Riêng mục đích đền ơn thì người Êđê quan niệm: “Người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có hoặc gia đình có thế lực trong buôn làng, lúc trẻ trung đã phải làm vợ cho người đàn ông già cả. Khi chồng chết bà đòi hỏi gia đình nhà chồng "bù lại" bằng cách chọn chàng trai trẻ chưa vợ làm chồng của bà. Nếu chàng trai trẻ không đồng ý, gia đình phải bằng mọi cách thuyết phục để chàng trai làm chồng. Nếu không làm như thế, bên nhà trai sẽ cảm thấy bất công, tàn nhẫn đối với người đàn bà ấy…”.[/justify]

[justify]Tuy nhiên, việc chấp nhận làm vợ hoặc chồng được thực hiện một cách tự nguyện, trên tinh thần hai gia đình có sự bàn bạc thống nhất (trong lúc hoặc sau đám tang), không ép buộc. Có thể hiểu rằng khi không thể "nối dây'' tiếp được thì xem như người còn lại trở thành độc thân, có quyền tiếp tục cuộc hôn nhân khác và không phải ràng buộc gì với con cái của mình.[/justify]

[justify]Hệ quả đau lòng[/justify]

[justify]Ông Y Tleng, Chủ tịch UBND xã Ea Trol cho biết: “Hiện ở xã Ea Trol có gần 20 cháu mồ côi. Những đứa trẻ mồ côi này sau khi mẹ chết, cha không có người "nối dây", theo đúng luật tục cha cũng bỏ trở về nhà bố mẹ và đi cưới vợ khác. Đây là hậu quả của một luật tục mà nó có từ rất lâu ở vùng đất này”.[/justify]

[justify]Luật tục này không chỉ có ở người Êđê mà nó vẫn còn tồn tại ở người Chăm Hroi. Người Chăm Hroi gọi luật tục này là mă-kơ-mai… Trường hợp chị Sô Thị Bưởi ở thôn Tân Hội, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) lâm bệnh nặng rồi qua đời. Không có người "nối dây", không lâu sau chồng chị là Y Thơ thành người độc thân trở lại và cưới vợ khác, để lại 3 đứa con cho bà ngoại là Sô Thị Phựa nuôi nấng. Năm nay bà Sô Thị Phựa đã 73 tuổi nên sau khi Y Thơ bỏ đi, bốn bà cháu sống rất khó khăn.[/justify]

[justify]Việc duy trì một luật tục mà trong đó có những quy định không phù hợp, là một vấn đề đang nhức nhối, là nỗi đau không chỉ những gia đình đồng bào người dân tộc thiểu số mà đây còn là nỗi đau của xã hội.[/justify]

[justify]Nhà thơ Ka Sô Liễng - nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Phú Yên, cho biết: Trong luật tục chuê-nuê của người Êđê hay mă-kơ-mai của người Chăm Hroi có quy định, sau khi vợ chết nếu không còn người để “nối dây” thì người chồng về lại nhà mẹ đẻ với hai bàn tay trắng. Nhưng trên thực tế quy định này chỉ áp dụng hiệu quả đối với các gia đình giàu có. Đối với những gia đình nghèo thì nó trở thành một hậu quả là con cái bị bỏ rơi, không nơi nương tựa.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)