> Những anh hùng thầm lặng tại Nhật[/size][/size]
![]() |
[size=3]Các công nhân làm việc ở Fukushima I. Ảnh: AP.[/size] |
Một quản lý ở nhà máy, ngoài 30 tuổi, đã bị đưa ra khỏi nơi này một ngày trước đây, News.com.au đưa tin. Anh bị nhiễm xạ cao hơn "mức trần" đối với công nhân nhà máy trước khủng hoảng (100mSv/một năm).
Anh thuộc nhóm Fukushima 50, những kỹ sư của công ty điện Tokyo phải làm việc trong bóng tối để kiềm chế các lò phản ứng không phát nổ. "Khi quy định về mức trần phóng xạ tăng lên 250mSv, tôi sẽ quay lại làm việc", anh nói.
Vị quản lý này là một trong 7 công nhân đầu tiên trong nhóm Fukushima 50 bị nhiễm xạ vượt cho phép của Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật.
Chỉ một số ít người đang thực hiện công việc tối quan trọng là nối lại nguồn điện khẩn cấp cho hệ thống làm lạnh tại nhà máy. Điều đó có nghĩa là mức độ phóng xạ cao nhất hàng năm đối với họ được tạm thời tăng lên là 250mSv. Vào lúc nguy hiểm nhất, hôm 15/3, lò phản ứng số 3 của nhà máy phát ra phóng xạ tới 400mSv một giờ.
![]() |
[size=3]Họ phải chạy đua với thời gian để tránh thảm họa tại Fukushima I. Ảnh: AP.[/size] |
Người quản lý và nhóm những công nhân bị nhiễm xạ nặng sẽ không được phép vào một nhà máy điện hạt nhân nào nữa trong vòng 5 năm, thậm chí là cả đời. Tuy nhiên, khi thảm họa qua đi, cả nước chắc chắn muốn biết những người này để ca ngợi lòng dũng cảm của họ. "Các anh là người hùng trong thế giới mới", một người viết trên mạng xã hội Ni Channeru.
Trong khi đó, người thân của những công nhân này cũng bắt đầu kể những câu chuyện cảm động về họ. Một phụ nữ cho biết chồng cô tiếp tục làm việc dù hiểu rõ rằng anh đang bị bủa vây bởi phóng xạ. Trong một email, anh viết cho vợ: "Em ơi, hãy sống khỏe nhé. Anh chưa thể về nhà lúc này".