Chuyện shock 2009-03-11 16:40:32

Hồ giết người ở châu phi


Chỉ sau một đêm, 38 người dân thiệt mạng, hàng loạt gia súc chết, cây cối xung quanh hồ thì đổ nghiêng đổ ngả và trở nên khô héo.
Sáng sớm ngày 16/8/1984, mục sư trẻ tuổi Phoboha Jin đang cùng mấy người lái chiếc xe tải đi qua vùng hồ Nyos của nước cộng hoà Cameroun. Họ trông thấy một người đang ngồi trên xe mô tô giống như đang ngủ. Nhưng khi Jin đến bên cạnh xe mô tô, thì mới biết người đó đã chết, và khi quay người đi về xe mô tô mục sư Jin cũng cảm thấy chân mình mềm ra, Jin và các bạn của anh ta ngửi thấy mùi hơi lạ giống như mùi nước trong bình điện ăc qui. Các bạn của Jin ngã ngay ra, bản thân Jin thì không thể đi tới thôn xóm gần đó được nữa.


Hồ Nyos trước đây và bây giờ
Sau đó, đã có 37 người thiệt mạng trên quãng đường này. Rõ ràng đó là những nạn nhân bị chết vì chất hoá học bí ẩn nào đó. Làn hơi hoá học đó hình thành như một đám mây bao phủ lên một quãng đường dài tới 200m. Tuy chưa tiến hành giải phẫu khám nghiệm tử thi, nhưng qua kiểm tra các thi thể nạn nhân, bác sĩ kết luận, họ đều chết vì ngạt thở. Trên da của họ đều có vết bỏng hoá chất.

Chất khí độc dạng như đám mây gây chết người là chất được sinh ra từ tự nhiên từ trong hồ Nyos. Theo báo cáo của cư dân các làng xung quanh, vào tối hôm trước họ nghe thấy tiếng nổ đùng đùng và nước hồ tự nhiên chuyển sang màu nâu đỏ, chứng tỏ hồ vốn phẳng lặng đã trải qua một sự xáo động.


Nước hồ Nyos bỗng tự nhiên chuyển sang màu nâu đỏ và
nhiều xúc vật tại các làng xung quanh hồ chết hàng loạt


Cái gì đã tạo ra làn mây độc? Xigodosan, nhà nghiên cứu của núi lửa cho rằng, trong chỗ nước sâu nhất, thông qua việc bảo vệ nồng độ muối cacbonat, sự mất cân bằng hoá học khiến cho hồ Nyos diễn sự phân tầng mạnh mẽ, vì một sự xáo trộn nào đó làm rối sự phân tầng, khiên cho nồng độ muối cacbonat ở trong tầng nước sâu có nồng độ rất cao được nổi lên mặt nước hồ. Sự thay đổi áp lực đột ngột đó đã giải phóng dioxin cacbonat, giống như người ta mở nắp lọ đựng soda, sự bật nổ đó hình thành những ngọn sóng cao tới 5m khiến cho những cây cối trên bờ đều ngã đổ xuống. Làn mây độc được hình thành bởi khí dioxin cacbonat nồng độ rất cao khí đó được gió đưa tới bao trùng lên đoạn đường gần đó và dựng lại ở đó. Bởi vì lúc trời chưa sáng, dân cư địa phương không nhìn thấy làn mây đó. Ông ta cũng đoán rằng, trong làn mây đó còn chứa cả chất axit nitoric, cho nên khi trời sáng mọi người nhìn thấy đám mây và như thế mới làm cho nạn nhân có vết bỏng trên da. Nhưng, dù rằng như vậy, nhà nghiên cứu Xigodosan vẫn nói rằng: “ Vết bỏng trên da vẫn là điều bí hiểm”.


Cây cối quanh hồ đều ngã đổ xuống và trở nên khô héo sau một đêm
Suu tam
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)