[size=3]Theo tần suất xuất hiện ngày càng cao của “hố tử thần” trên địa bàn TPHCM, “hố trách nhiệm” càng lộ rõ khi chưa có đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm. Khi bị truy vấn thì các đơn vị liên quan đổ lỗi cho nhau:[/size]
“Hố trách nhiệm” có khi còn to hơn “hố tử thần”
Ngày 1/8, tại ngã tư Phú Nhuận xuất hiện 1 hố sâu hơn 2m, rộng 3. Đây là sự cố đầu tiên khởi đầu cho hàng loạt “hố tử thần” xuất hiện sau đó vì nguyên nhân thi công kém chất lượng của các nhà thầu.
Sau đó, ngày 12/9, nhà thầu thi công công trình vệ sinh môi trường TP trên đường Hoàng Văn Thụ làm vỡ mối nối cống D.1000 hiện hữu gây sập một hố to. Ngày 13/9, trên đường Võ Văn Vân, vị trí bít tạm chờ thi công của Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cũng bị xì nước làm sụp nền đường.
Ngày 14, 16, 17/9 lại liên tiếp xuất hiện thêm 4 hố tử thần trên các đường Lê Văn Sỹ, Kha Vạn Cân, Nơ Trang Long, Nguyễn Kiệm. Sang tháng 10, tính đến ngày 27 đã có thêm 20 hố mới. Cả thảy, từ tháng 7 đến ngày 27/10, trên địa bàn TP xuất hiện đến 31 “hố tử thần”.
Song song với việc “hố tử thần” xuất hiện ngày càng nhiều là “hố trách nhiệm” ngày càng lớn. Bởi từ ngày cái hố đầu tiên xuất hiện cho đến cái hố thứ 31 xuất hiện đã kéo dài 3 tháng nhưng chưa hề thấy đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm.
Khi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo TPHCM làm rõ trách nhiệm thì UBND TP giao cho Sở GTVT. Nhiều ý kiến cũng cho trách nhiệm chính là ở Sở GTVT, vì đơn vị này là cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ và giao thông. Tuy nhiên, Sở lại đổ cho các đơn vị trực tiếp quản lý các công trình hạ tầng.
Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Phượng cho rằng nguyên nhân gây ra các vụ lún sụt thời gian qua 30% do chất lượng thi công, 70% do lỗi của các đơn vị quản lý hạ tầng. Mà hầu hết các đơn vị này (Sawaco, Trung tâm Chống ngập, Ban quản lý Nâng cấp đô thị…) là do UBND TP quản lý thì không thể đổ lên đầu Sở GTVT.
Theo ông Phượng, công trình đang thi công hoặc vừa thi công xong nhưng chất lượng kém, gây sụt lún là trách nhiệm của nhà thầu, tư vấn giám sát, chủ đầu tư và ban quản lý dự án. Đối với các công trình hạ tầng hiện hữu nằm trong phạm vi đất đường bộ nhưng xảy ra sự cố là trách nhiệm các đơn vị quản lý hạ tầng thiếu kiểm tra, xử lý kịp thời.
Trong khi đó, hầu hết các đơn vị quản lý trực tiếp các công trình thi công và hạ tầng cũng đều lắc đầu chối bỏ trách nhiệm.
Đơn cử như vụ sụp hố trên đường Hai Bà Trưng ngày 20/10, Sở GTVT xác định là do bể ống cấp nước hiện hữu, vậy lỗi là do Sawaco. Nhưng Sawaco cho là trước khi xảy ra sự cố thì việc cấp nước diễn ra bình thường, chỉ khi xảy ra sự cố thì mất nước hoàn toàn. Do vậy, theo Sawaco, hố sụp không phải là vì bể ống nước.
Hay vụ hố tử thần vật ngửa xe bồn trên đường Kha Vạn Cân ngày 12/10, Sở GTVT xác định là do hở mối nối ống cấp nước, hút cát vào ống nước làm lún sụt mặt đường. Sawaco lại bác là vị trí hố sụt nằm ở mối nối lưng cống thoát nước, trong hố không có ống cấp nước bị xì bể. Như vậy, nguyên nhân có thể do mối nối lưng cống thoát nước bị rò rỉ…
Trong khi các đơn vị liên quan đẩy qua đẩy lại trái bóng trách nhiệm thì người dân tham gia lưu thông trên đường vẫn phải đối mặt với nguy cơ “hố tử thần” chực chờ “nuốt chửng” tài sản và tính mạng của mình.
Trước sự việc này, luật sư Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bức xúc đến nỗi nói thẳng: “Nếu tôi là Chủ tịch UBND TP, tôi sẽ đứng ra chịu trách nhiệm”.
Tuy nhiên, ông không phải là Chủ tịch UBND TP. Do vậy, “hố tử thần” vẫn sẽ ngày càng nhiều vì “hố trách nhiệm” ngày càng lớn. Chẳng ai phải chịu trách nhiệm, chẳng ai bị chế tài, vậy cần gì phải quan tâm có “hố tử thần” hay không, nhiều hay ít?!
P/S: ở nước ngoài có "cơ chế trách nhiệm cá nhân" nên khi xảy ra sự việc, người Lãnh đạo đứng đầu phải tự giác từ chức, VN mình bao giờ có nhỉ ??? 3aha3 3aha3 3aha3