Dưới đây là những hình ảnh về thi cử ngày xưa của Việt Nam ta thời kỳ Pháp thuộc - cụ thể là khóa thi năm 1897 tại Nam Định.
Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm thì triều đình lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn, ai dự thi cũng được, thí sinh trúng tuyển thì được gọi là Cử-Nhân (người được địa phương tiến cử với triều đình). Năm sau thì các Cử-Nhân vào Kinh để thi Hội và thi Ðình. Ai đậu khóa thi Hội thì được gọi là Thám Hoa, đậu khóa thi Ðình thì được gọi là Tiến-Sĩ (người có tầm học uyên bác), tên họ sẽ được khắc trên bảng vàng hay bia đá, rồi lưu lại cho muôn thế hệ sau. Các tân khoa này đều sẽ trở thành quan lại của triều đình nếu họ muốn. Sau đó họ sẽ được ngồi võng lọng rồi được binh lính đưa về làng xưa để "vinh qui bái tổ", một vinh dự tối cao mà ngày xưa tất cả các học trò đều mơ ước.
Từ ngàn xưa, đây là con đường duy nhất để đưa đến sự vinh quang nên phong tục này đã đi sâu vào tâm não của dân Việt, mãi đến ngày hôm nay sự suy nghĩ này vẫn còn tồn tại.
Một nhà nho hay anh học trò
Thầy đồ dạy học trò (trong một gia đình giàu?)
Thầy đồ đang dạy học
Thầy giáo làng
Lều chõng đi thi
Thí sinh 70 tuổi
Các thí sinh đi vào quảng trường thi Nam Ðịnh (năm 1897), họ phải tự làm lều và đặt chõng để viết bài
Giám khảo Trần-Sĩ-Trác (1897)
Hội đồng giám khảo (1897)
Ngày kết quả, người đứng trên cao dùng loa để xướng danh người trúng tuyển (1897)
Sĩ-tử và thân nhân đến nghe xướng danh (1897)
Tên người trúng tuyển được khắc trên bảng vàng (1897)
Các tân khoa được ban mũ, áo, hia (1897)
Các tân khoa đến bái tạ tại văn miếu (18970
Các tân khoa cảm tạ Tổng Ðốc Nam Ðịnh (1897)
Các tân khoa được Tổng Ðốc thay mặt nhà vua ban yến (1897)
Các tân khoa được rước đi dạo phố để cho mọi người xem (1897)