Chuyện shock 2009-03-25 08:23:47

HONG KONG's cage homes


[justify][size=2]Nếu là một người yêu thích phim Hong Kong, chắc hẳn đã có lần bạn bắt gặp những căn nhà như thế này trong phim. Người ta gọi chúng là Hong Kong’s cage home.

[/size]
[size=2][/size]

[size=2]
Tôi ghét người ta dịch cage home là nhà chuồng vì nghe rất xúc phạm. Chủ nhân của những căn nhà đó là con người, họ không phải là con… (gì đó), họ không ở trong chuồng. Một cách dịch thoáng hơn một chút, bớt nặng nề, bớt bi thương hơn mà tôi thường dùng là nhà lồng. Tôi cứ ngỡ nhà lồng chỉ “thịnh hành” ở Hong Kong vào thập niên 50 – 60, khi mà hòn đảo duyên hải phía Nam Trung Hoa này chưa được phồn thịnh như ngày nay, chứ không mảy may nghĩ rằng chúng còn tồn tại cho đến tận bây giờ. Như vậy là, một quốc gia dù phát triển đến đâu, vẫn luôn có sự hiện diện của người giàu - người nghèo, cũng như những khu nhà ổ chuột luôn song hành với những buildings sang trọng. Vì thế, nếu một giây phút nào đó bạn cảm thấy oán hận khi sinh ra ở đất nước của mình, thì hãy bình tâm suy nghĩ lại, vì “không phải những gì lấp lánh cũng là vàng” đâu, bạn nhé!

News: Nikhil Sundaram (Ground Report), July 23, 2008
Pix: www.daylife.com
Trans: Hoàng Trang (Lazy)
Sub: Hong Kong’s cage homes

Trong một thành phố phồn hoa, ngay cả ở những quốc gia phát triển, đều có những khu nhà ở dành cho người nghèo, hay còn gọi là những khu ổ chuột. Những người nghèo có nhiều cách ngủ. Họ có thể qua đêm ở một chiếc ghế đá, mái hiên hay gầm cầu nào đó. Hoặc vạ vật trên nền bê tông của những khu nhà bỏ hoang với chăn đắp là những mảnh carton. Nhưng, nếu có giải thưởng dành cho căn nhà tiện dụng nhất, thì nhà lồng không có đối thủ xứng tầm. Những căn nhà đặc biệt này bấy lâu nay vẫn tồn tại như một minh chứng của sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội, nhưng đồng thời, cũng làm nên một lát cắt độc đáo cho Hong Kong. Ông Giang Thiệu Câu đang trú ngụ trong một căn nhà như thế, căn nhà của ông – cũng như muôn vàn nhà lồng khác – có diện tích 6ftX2ft. Hàng xóm của ông là chừng 10 người khác, sinh sống trong những nhà lồng bên cạnh. Phần lớn những người chọn nhà lồng làm chốn nương thân là người già và đàn ông nghèo. Mặc dù có diện tích khiêm tốn như vậy, nhưng những người thuê vẫn phải mất 1,200 HKD (tương đương với 167.7 USD, khoảng trên dưới 3 mil VND – số liệu tháng 07/2008)/tháng mới có thể làm chủ một nhà lồng.

[/size]


[size=2]
Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, làn sóng nhập cư từ Đại lục (Trung Quốc) đã nâng nhu cầu sử dụng nhà thuê giá rẻ lên cao. Những chủ nhà Hong Kong nhạy bén lập tức tính kế tận dụng mọi diện tích mình có trong tay để kiếm tiền. Họ thiết kế những chiếc giường 2 – 3 tầng, kết thành khối, bên ngoài có lưới sắt… tạo thành không gian khép kín, và nhà lồng ra đời từ đó. Theo một nghiên cứu của Oxfam, kể từ khi Đại lục thực hiện chính sách mở cửa (thập niên 80), rất nhiều người nhập cư đã rời Hong Kong trở về quê nhà. Thế nhưng sau khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc, kinh tế ngày càng phồn thịnh, nhưng lượng người nghèo vẫn không giảm đi. Cứ 6 người Hong Kong thì có 1 người lâm vào cảnh khốn cùng và hiện đang có khoảng 500.000 người đang sống dựa vào phúc lợi xã hội. Như vậy, nhà lồng – là đại diện cho một “chân lý’ của đô thị hiện đại: “Ngủ dưới bầu trời ngày càng cao, nhưng vẫn không có một mái nhà cho riêng mình”.

1. Một cagemen (chủ nhà lồng) đang ngồi trong căn nhà đặc biệt của mình, ảnh chụp vào ngày 20/06/2007. Có không ít người vì kinh tế eo hẹp mà buộc phải chọn sinh sống trong nhà lồng như ông ấy. Âu cũng là một minh chứng của sự phân cách giàu – nghèo ngày càng nghiêm trọng trong xã hội hiện đại. Buồn nhất là thời điểm chụp ảnh trùng với dịp kỷ niệm 10 năm Hong Kong - từng là thuộc địa của Anh - được trao trả cho Trung Quốc

[/size]


[size=2]
2. Ông Trần, một cagemen khác đang đứng cạnh nhà lồng của mình. Tuy chật hẹp nhưng nhà lồng có “ưu điểm” là có lưới sắt khép kín& khoá, nên những cagemen có thể giữ những vật dụng cá nhân như chăn màn, quạt, túi, khăn mặt… ở bên trong. Quần áo – vì không có chỗ phơi nên phải mắc đầy trong phòng.

[/size]
[size=2][/size]

[size=2]
3. Trong một căn phòng như thế này có trên 10 nhà lồng. Cửa sổ trở thành khoảng không gian quý giá nhất của cả phòng. Mặc dù diện tích chật hẹp, nhưng cagemen này và những người hàng xóm vẫn chung nhau nuôi một chú mèo. Đa phần các cagemen thất nghiệp hoặc chỉ có công việc tạm bợ với mức lương bèo bọt, không phải ai cũng may mắn như ông Lương, làm bảo an (bảo vệ) cho một công ty 6 ngày/tuần với mức lương 6000 HKD/tháng.

[/size]
[size=2][/size]

[size=2]
4. Chơi bài - trở thành thú vui giết thời gian hữu hiệu nhất

[/size]
[size=2][/size]

[size=2]
5. Bức ảnh này được chụp ở 1 trong trên 100 nhà lồng ở Hong Kong vào 20/03/2009. Giá thuê một nhà lồng vào khoảng 150 USD/tháng, tuy chật chội nhưng vẫn còn hơn ngủ ngoài đường. Tỷ lệ người thất nghiệp ở Hong Kong đã tăng hơn 5%, đây là mức cao nhất kể từ tháng 06/2006.

[/size]


[size=2]
6. Với diện tích 6ftX2ft, lại chất quá nhiều đồ, nên ngủ trong nhà lồng trở thành nỗi kinh hoàng của những người… to cao. Có nhiều khi người ta phải chọn cách ngủ ngồi để đỡ mỏi.

[/size]
[size=2][/size]

[size=2]
7. Không nói chắc không nhiều người tưởng tượng ra nổi, có những cư dân nhà lồng đã gắn bó với căn nhà của họ 30 – 40 năm nay. Bạn Lazy rất thích bức ảnh này, vì đốm lửa khơi gợi cảm giác ấm cúng và hi vọng. Người Hong Kong có câu nói đại ý rằng: “Đừng bao giờ coi khinh những người nghèo khổ bạn vô tình gặp đâu đó trên đường, có những người trong số họ từng là triệu phú, là ông chủ không may gia sản tiêu tán vì tính sai nước cờ. Chỉ cần họ nhẫn nại và nỗ lực, sẽ có ngày đông sơn tái khởi!”

[/size]
[size=2][/size]

[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)