Cô gái có bầu nhiều năm vẫn chưa đủ tiền để đi sinh
Hơn 2 năm nay nhiều người hay thấy cô gái tầm 22 tuổi vác bụng bầu to tướng đứng xòe nón lá xin tiền ở các đường thuộc quận 3, quận 10, Tân Bình… Cô gái có nước da đen ngâm và vẻ mặt lúc nào cũng buồn rười rượi. Bụng bầu của cô to tướng nhô về trước. Cô luôn khoác chiếc áo cũ để che phần lưng.
Vào buổi sáng, cô đứng ở hướng đường có nhiều người di chuyển ra khu trung tâm làm việc. Buổi chiều cô đứng ở phần đường có nhiều người di chuyển về nhà. Khi được hỏi về hoàn cảnh, cô chỉ ngân ngấn lệ, u buồn không nói nên lời. Thi thoảng cô cũng chia sẻ: cô sống một mình, do lầm lỡ (hoặc bị hại), ngày sinh cận kề mà chưa có tiền vô bệnh viện.
Đã có không ít người góp tiền để cô kịp đi sinh. Nhưng có lẽ vẫn chưa đủ, nên hai năm nay cô vẫn chưa sinh. Ngày ngày cô lại vác bụng to tướng ra vệ đường xin giúp đỡ.
Cô gái trước đây hay vác bụng bầu to tướng ăn xin ở đường 3/2, gần đây cô chuyển sang đứng ở đường Trường Chinh, Q.Tân Bình.
Đường về nhà của bà cụ cứ mãi xa
Tầm 5 giờ chiều, khoảng 4 lần/tuần, hai cụ bà lại ra ngồi ở vỉa hè, bên hông Nhà thi đấu TDTT trên đường Lê Đại Hành. Một cụ trông già hơn, tầm 70 tuổi, lúc nào cũng nằm im thin thít được bà cụ trẻ hơn tầm 50 tuổi ngồi ôm giữ.
Khi được hỏi về cảnh ngộ, cụ trẻ cho biết: “Bà ấy (cụ lớn) khám bệnh xong thì không còn tiền về quê… Chúng tôi ở Trà Vinh… Bà ấy làm nghề bán vé số, lúc lên đây chỉ mang theo mấy trăm ngàn để khám bệnh, giờ khám xong thì không còn tiền về xe”.
Ở cạnh chỗ hai bà luôn có một người đàn ông đứng dòm ngó, trông hắn như đang hành nghề xe ôm. Khi có khách, hắn vẫn nhận lời chạy, nhưng ngay sau đó là “bán cuốc” lại cho các xe ôm khác. Hắn tiếp tục ngồi trên xe để quan sát hai cụ bà.
Tầm 5 giờ chiều, khoảng 4 lần/tuần, hai cụ bà lại ra ngồi ở vỉa hè, bên hông Nhà thi đấu TDTT trên đường Lê Đại Hành. Một cụ trông già hơn, tầm 70 tuổi, lúc nào cũng nằm im thin thít được bà cụ trẻ hơn tầm 50 tuổi ngồi ôm giữ.
Khi được hỏi về cảnh ngộ, cụ trẻ cho biết: “Bà ấy (cụ lớn) khám bệnh xong thì không còn tiền về quê… Chúng tôi ở Trà Vinh… Bà ấy làm nghề bán vé số, lúc lên đây chỉ mang theo mấy trăm ngàn để khám bệnh, giờ khám xong thì không còn tiền về xe”.
Ở cạnh chỗ hai bà luôn có một người đàn ông đứng dòm ngó, trông hắn như đang hành nghề xe ôm. Khi có khách, hắn vẫn nhận lời chạy, nhưng ngay sau đó là “bán cuốc” lại cho các xe ôm khác. Hắn tiếp tục ngồi trên xe để quan sát hai cụ bà.
Hai cụ bà "quê Trà Vinh" ngồi ở vệ đường Lê Đại Hành vì thiếu tiền về xe.
Tiền vé xe từ Sài Gòn về Trà Vinh chưa đến 100 ngàn đồng, nhưng hai cụ đã ngồi đây hơn hai tháng nay. Một vài người khi mua báo ở sạp gần đó đã xì xào: “Có phải hai bà này trước đây ngồi ở quận 1 không nhỉ?”.
Đến 21h30 thì hai bà được người đàn ông chở đi.
Đến 21h30 thì hai bà được người đàn ông chở đi.
Khoảng 21h30, hai bà lại được một người đàn ông đến chở đi.
Tối ngủ vỉa hè, sáng người thân mang xe máy đến chở quà về
Hai người đàn bà tự xưng là Thu và Sang mỗi tối lại nằm ngủ ở trước một cửa hàng quần áo trên đường Cống Quỳnh. Hai bà cho biết mình là người vô gia cư, ban ngày thì lang thang khắp nơi, tối lại về đây ngủ, đến năm giờ sáng thì phải thức dậy thu dọn để trả mặt bằng cho người ta buôn bán.
Biết được thông tin này, nhiều nhà hảo tâm đã ghé đến để cho đồ ăn, quần áo, chăn mềm, tiền. Nhất là dịp trước tết Nguyên đán vừa rồi.
Nhưng những người buôn bán (bánh bao, hủ tiếu, cà phê) ở lề đường đối diện tỏ ra vô cùng thất vọng kể: “Lúc đầu chỉ có một người ngủ ở đây, sau thấy "làm ăn được" nên nhiều người đã kéo đến ngủ như thế. Mỗi tối đều có nhà hảo tâm ghé cho tiền, quà. Đến sáng, người thân của mấy bà này lại mang xe máy ra chở đồ về…”.
Hai người đàn bà tự xưng là Thu và Sang mỗi tối lại nằm ngủ ở trước một cửa hàng quần áo trên đường Cống Quỳnh. Hai bà cho biết mình là người vô gia cư, ban ngày thì lang thang khắp nơi, tối lại về đây ngủ, đến năm giờ sáng thì phải thức dậy thu dọn để trả mặt bằng cho người ta buôn bán.
Biết được thông tin này, nhiều nhà hảo tâm đã ghé đến để cho đồ ăn, quần áo, chăn mềm, tiền. Nhất là dịp trước tết Nguyên đán vừa rồi.
Nhưng những người buôn bán (bánh bao, hủ tiếu, cà phê) ở lề đường đối diện tỏ ra vô cùng thất vọng kể: “Lúc đầu chỉ có một người ngủ ở đây, sau thấy "làm ăn được" nên nhiều người đã kéo đến ngủ như thế. Mỗi tối đều có nhà hảo tâm ghé cho tiền, quà. Đến sáng, người thân của mấy bà này lại mang xe máy ra chở đồ về…”.
Vì thấy "làm ăn được" nên nhiều người đã ra ngủ vỉa hè, dù không hề nghèo khó, thậm chí là béo tốt.