[justify]Điều bất ngờ là ở niên đại 9.000 trước công nguyên, người xưa đã thể hiện kỹ thuật khá cao.[/justify]
[justify]Nằm ở phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khảo cổ đã khai quật và sửng sốt trước một trong những công trình đầy bí ẩn, được xây dựng từ năm 9.000 trước công nguyên: khu khảo cổ Gobekli Tepe.
Với tuổi đời như vậy, các nhà khoa học khẳng định rằng Gobekli Tepe thậm chí còn “già” gấp đôi trận đá cổ huyền thoại Stonehenge ở Anh hay kim tự tháp ở Ai Cập.
Trong khu khảo cổ này, người ta đã tìm thấy rất nhiều di tích ấn tượng, thể hiện sự xuất hiện của kim loại, đồ gốm sứ và thậm chí là những bánh xe từ thời kỳ này, một điều làm mọi nhà khoa học đều bất ngờ.
Theo các nhà khoa học, ngôi đền trong khu di tích là do những người săn bắt, hái lượm xây dựng nên và được coi là quần thể kiến trúc cổ nhất thế giới do con người xây dựng, ra đời trước tất cả mọi nền văn minh trên trái đất và có vẻ như bị cố ý chôn vùi trong cát, vì một lý do chưa xác định.
Hình ảnh Gobekli Tepe được vẽ lại.
Những ngôi nhà trong khu vực được dựng bởi các cột chữ T, nặng tới 7 tấn nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất là người ta chẳng tìm thấy bất cứ một dụng cụ nào ở nơi khai quật và cũng chưa thể xác định người xưa đã dùng phương pháp nào để làm nên một công trình hoành tráng đến vậy.
Không chỉ làm nên cấu trúc kiên cố, người xưa còn biết trang trí các cột với phù điêu hình các biểu tượng linh thiêng và động vật như sư tử, bò, lợn rừng, cáo… Thậm chí còn có cả một hình phụ nữ khỏa thân trong tư thế cúi.
Gobekli Tepe được đánh giá là bước đột phá trong nghiên cứu khảo cổ và lịch sử vì nó thay đổi nhận biết của chúng ta về giai đoạn cổ đại của thế giới loài người.
[/justify]
(Theo Tri thức thờ