Văn Hóa Anh
Sơ Lược
Sơ Lược
Anh (tiếng Anh: England) là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm về phía tây bắc của châu Âu. Dân số của Anh chiếm hơn 83% tổng số dân của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và chiếm phần lớn diện tích của đảo Anh. Anh tiếp giáp với Scotland về phía bắc và Wales ở phía tây. Ngoài ra, Anh còn giáp với biển Bắc, biển Ireland, Đại Tây Dương và eo biển Măng-sơ.
Anh được thống nhất vào thế kỷ 10 và tên của nước này, Luân Đôn (Luân Đôn), là thành phố lớn nhất của vương quốc, đồng thời được phần lớn các nghiên cứu xác nhận là thành phố lớn nhất trong Liên minh châu Âu. Nước Anh là nơi khai sinh cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỉ 18 đã làm thay đổi lịch sử thế giới, đưa nước Anh trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới và sau đó là Đế chế Anh hùng mạnh có hệ thống thuộc địa khắp thế giới với biệt danh: "đất nước Mặt Trời không bao giờ lặn". Nước Anh cũng là một trong những trung tâm văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Đây là nơi khởi nguồn của tiếng Anh, thứ ngôn ngữ phổ biến toàn thế giới và Giáo hội Anh. Luật pháp của Anh cũng là nền tảng cho nhiều hệ thống pháp luật khác tại nhiều nước trên thế giới.
Anh tồn tại như một vương quốc độc lập riêng lẻ cho đến ngày 1 tháng 5 năm 1707, khi Đạo luật Thống nhất được ban hành, hợp nhất nước này với Vương quốc Scotland để thành lập Vương quốc Anh (Great Britain). Ngày nay, Anh là một quốc gia nằm trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cùng với Scotland, Wales và Bắc Ireland.
Ẩm Thực
Nhắc đến Vương quốc Anh người ta không chỉ nhắc đến một đất rộng lớn với các giá trị văn hóa lâu đời mà còn nhắc tới như một đất nước đa dạng và phong phú về ẩm thực.
Đến nước Anh du khách khó lòng bỏ qua những món ăn truyền thống của xứ sở này với nét độc đáo riêng, ở Anh việc lựa chọn các món ăn vô cùng phong phú nhưng điểm chung mà ta bắt gặp vẫn là thịt, cá và rau tươi. Đa số các món ăn giàu chất béo, đạm… tuỳ khẩu vị khi thức ăn đã được dọn lên bàn ăn du khách có thể chọn lựa mặn, nhạt, chua, ngọt, cay, đắng… khác nhau. Đa dạng về văn hoá nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc với các món ăn truyền thống khiến du khách không khỏi xao lòng.
Một số món ăn của xứ sở sương mù:
Tea (trà): Anh là nước tiêu thụ trà lớn nhất thế giới – bình quân một người Anh tiêu thụ tới 2,6kg trà khô mỗi năm! Có câu nói vui: cứ đến giờ trà chiều là mọi người Anh bỏ công, bỏ của chạy đi thưởng trà. Trong bữa trà chiều (afternoon tea), trà được dùng kèm với rất nhiều loại bánh ngọt nhỏ xinh và mứt ngọt. Cái ngọt sắc của bánh trái được vị trà thơm, chát trung hòa; trà làm miếng bánh mềm thơm tan trong miệng. Ngoài ra, người Anh còn uống trà với đồ mặn như bánh kẹp sandwiches. Trên thực tế, sandwiches ra đời từ một bữa tiệc trà!
Orange marmalade (Mứt cam): Trong tiếng Anh, khi mọi loại mứt khác (mơ, mận, dâu…) đều được gọi chung bằng từ "jam", thì mứt cam độc chiếm từ "marmalade". Mứt cam không chỉ làm từ ruột, mà cả cùi và vỏ cam nữa. Mỗi miếng mứt là một bản giao hưởng cho vị giác: chút the đắng từ vỏ, ngọt mà vẫn phảng phất chua, khi tan trên lưỡi, khi giòn giòn của cùi. Mứt cam được ăn kèm bánh mì nướng buổi sáng, dùng để nấu ăn, làm bánh…
Roast (thịt bỏ lò): Theo truyền thống, cứ mỗi chủ nhật, các gia đình lại quây quần bên bữa ăn gọi là “Sunday roast”. “Siêu sao” của bữa ăn là món thịt bỏ lò thơm lừng, quen thuộc nhất có thể là thịt bò, nhưng thịt gà, lợn, cừu hoặc chim rừng cũng khá phổ biến. Rau củ dùng chung với thịt thường là khoai tây, cà rốt, súp lơ xanh, đậu hạt… hấp hoặc bỏ lò cùng thịt. Sốt đi kèm được nấu từ nước thịt tiết ra trong quá trình nấu. Sunday roast nhiều khi còn có món phụ như Yorkshire pudding (Món bánh trứng sữa nướng bằng mỡ tiết từ thịt. Bánh giòn xốp, ăn khi mới ra lò nóng hổi.) hay applesauce (Táo nấu mềm với quế và chanh rồi nghiền nhuyễn).
Cottage pie: Loại bánh truyền thống với điểm đặc trưng là lớp khoai tây nghiền bơ dày nướng vàng. Bên dưới lớp khoai có thịt, thường là bò hoặc cừu, xào sơ với ngô hạt, đậu hạt, cà rốt thái hạt lựu. Thịt đậm đà, khéo nêm gia vị. Khoai nghiền mềm mịn tan ra trong miệng, lớp khoai trên cùng lại vàng giòn, thơm mùi lá xạ hương (thyme), ăn rất thú vị. Cottage pie ban đầu được sáng tạo ra để tận dụng thịt thừa từ “Sunday roast” song nó nhanh chóng trở nên được yêu thích rộng rãi, Một món bánh ngon, rẻ, dễ ăn, dễ làm, giàu dinh dưỡng mặc dù có thể chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam nhưng hẳn sẽ hợp khẩu vị của nhiều người.
Herring (cá trích): Ở Anh, cá trích thường được xẻ đôi theo chiều dọc suốt từ miệng đến đuôi sao cho hai nửa vẫn dính vào nhau, bỏ ruột và làm sạch, rồi muối và hun khói. Ở dạng này, cá trích được gọi là kippers. Kippers cần được chế biến thêm trước khi ăn: luộc, chiên, nướng hay bỏ lò. Cá trích kippers là một phần đặc sắc của một bữa sáng kiểu Anh, bên cạnh trứng bác, xúc xích hoặc thịt ba chỉ hun khói chiên, bánh mì nướng và mứt.
Nhưng Olympics không chỉ có đuốc và thể thao. Một kì đại hội lớn như London Olympics ’12 bao giờ cũng đi kèm với hoạt động… cá độ. Từ "cá" gợi ta nhắc đến món quốc hồn quốc túy của nước Anh – FISH and chips, nôm na là cá tẩm bột và khoai tây chiên. Fish and chips là biểu tượng của ẩm thực Anh, phổ biến trên mọi nẻo đường góc phố, được bán ở cả nhà hàng sang trọng lẫn quán bình dân. Trong tuần này, Kitchen Art đã giới thiệu tới các bạn một công thức Fish and Chips giòn tan tuyệt vời nhé!
Như bạn thấy đó, ẩm thực “xứ sở sương mù” nổi tiếng vì những món ăn không quá cầu kì mà bất cứ ai cũng có thể làm tại nhà. Các món ăn của Anh thường “chất”, giàu năng lượng và no lâu, giúp người dân chống chọi cái lạnh triền miên của xứ sương mù. Ngọn đuốc ở Kitchen Art đã soi tới 5 món ăn tiêu biểu, nhưng hàng trăm vùng miền nước Anh còn qui tụ rất nhiều món đặc sắc khác. Hãy khám phá và thưởng thức các Kitchenholics nhé!
Tiền Tệ
Bảng Anh (ký hiệu £, mã ISO: GBP) tức Anh kim là đơn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Anh và các lãnh thổ hải ngoại, thuộc địa. Một bảng Anh gồm 100 xu (pence hoặc penny).
Ký hiệu của đồng bảng ban đầu có hai gạch trên thân (₤), sau này mới chuyển thành một gạch (£), ký hiệu này xuất xứ từ ký tự L trong LSD – tên viết tắt của các đơn vị trong hệ đếm 12 – librae, solidi, denarii, chuyển sang tiếng Anh là Pound, shilling và pence (hoặc penny).
Đồng bảng Anh là đồng tiền lâu đời nhất còn được sử dụng sau khi một số quốc gia thuộc khối EU chuyển sang dùng đồng Euro (€). Nó là đồng tiền được lưu trữ trong các quỹ dự trữ ngoại tệ toàn cầu, mức phổ biến chỉ sau đồng đô la Mỹ và đồng Euro. Đồng bảng đứng thứ tư về khối lượng giao dịch ngoại tệ toàn cầu sau đồng đô la Mỹ, đồng Euro và đồng Yên Nhật.
Trước năm 1971, một bảng là 20 shilling, một shilling là 12 xu (pence). Như vậy một bảng là 240 xu. Ngày nay, đơn vị shilling không tồn tại nữa, một bảng Anh (£1) bằng một trăm xu (100p). Đồng xu kim loại kiểu cũ rút ra khỏi hệ thống thanh toán năm 1980.
Giáo Dục
Giáo dục phổ cập bắt buộc tại Anh dành cho tất cả trẻ em cho tới 16 tuổi. Hệ thống giáo dục Anh quốc (gồm cả khoá học và hệ thống bằng cấp) được cấu thành bởi 2 hệ thống riêng biệt nhưng tương thích với nhau. Trong đó, một hệ thống được sử dụng tại England, xứ Wales và Bắc Ai Len, trong khi hệ thống kia được sử dụng ở Scotland.
Hệ thống giáo dục Anh quốc được chia làm các cấp độ sau:
1. Mẫu giáo, tiểu học và trung học: Ở bậc học này có 2 loại trường: trường công và trường tư. Cả 2 loại trường đều chuẩn bị cho học sinh lấy bằng THPT hay chứng chỉ tương đương. Mẫu giáo dành cho trẻ em từ 3 – 4 tuổi; tiểu học dành cho lứa tuổi từ 5 – 11 và trung học dành cho những học sinh từ tuổi 16.
2. Giáo dục tiền đại học: Cấp bậc đào tạo này thường được giảng dạy ở các trường trung học, các học viện và các trường cao đẳng. Các khoá học bao gồm: AS level, A-level, Scottish Highers và các chương trình dự bị, chuyển tiếp đại học hay tương đương.
3. Giáo dục dạy nghề: Tập trung vào các khóa học về kỹ năng và định hướng nghề nghiệp. Bằng cấp của bậc học này bao gồm: BTEC diploma, các văn bằng A-levels về dạy nghề và các chứng chỉ tương đương. Những khóa học này thường được giảng dạy tại các học viện và trường đại học. Điểm độc đáo của các khóa học này là sự đa dạng về môn học và yêu cầu đầu vào linh hoạt được xét theo khả năng học vấn và kinh nghiệm của người học. Tuỳ kết quả đạt được sau chương trình dạy nghề, sinh viên có thể học tiếp chương trình đại học.
4. Giáo dục đại học: Các chương trình đại học thường được giảng dạy tại các trường đại học và học viện. Hầu hết thời gian của các chương trình đại học là 3 năm, ngoại trừ tại Scotland các chường trình này kéo dài 4 năm. Các chương trình đại học có bao gồm thực tập tại các doanh nghiệp thường kéo dài thêm 1 năm và được biết đến như những khóa học xen kẽ thực tập (sandwich courses). Thời gian của các khóa học về y khoa, dược khoa và kiến trúc dài hơn và thường là 5 năm.
5. Giáo dục sau đại học: Các khóa học sau đại học bao gồm học tín chỉ và nghiên cứu. Các khoá học tín chỉ gồm: chứng chỉ sau đại học, bằng diploma sau đại học và thạc sĩ. Các chương trình nghiên cứu có cả ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Thời gian học các khóa tín chỉ từ 9 – 12 tháng trong khi các khóa nghiên cứu kéo dài từ 1 – 4 năm.
Lễ Hội
Notting Hill Carnival:
Notting Hill Carnival là lễ hội được tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 1964 trên các con phố của khu vực Notting Hill, phía tây thủ đô London. Lễ hội này là dịp các cộng đồng người dân vùng châu Phi-Caribe sinh sống tại Anh kỷ niệm các nền văn hóa và bản sắc riêng của mình.
Notting Hill Carnival năm nào cũng được tổ chức vào tháng tám hàng năm trong hai ngày, ngày đầu tiên là ngày chủ nhật và ngày thứ hai là ngày nghỉ Bank Holiday (năm nay là 27/8).
Ngày chủ nhật chủ yếu có các hoạt động biểu diễn dành cho trẻ em, còn ngày thứ hai mới là ngày lễ chính. Năm nay, ước tính có đến 1 triệu khách tham dự lễ hội, đông như một biển người đứng kín các con phố của Notting Hill.
Lễ hội đường phố này là một sự kết hợp tuyệt vời của âm thanh, mầu sắc và sự đoàn kết cộng đồng, chủ yếu do những người nước Trinidad & Tobago, trong đó có nhiều người đã sống ở khu vực Notting Hill từ những năm 1950, đứng ra tổ chức.
Lễ hội Notting Hill có nguồn gốc từ lễ hội Caribe đầu thế kỷ 19, đặc biệt là ở Trinidad, khi người dân tổ chức lễ hội để kỷ niệm việc chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ được bãi bỏ.
Sự hình thành nên lễ hội Notting Hill Carnival bắt đầu vào năm 1964 khi những ban nhạc diễu hành qua các đường phố của Notting Hill, đã thu hút những người dân da đen đổ ra phố cùng tham gia, nhắc họ nhớ tới quê hương vùng Caribe mà họ đã để lại phía sau.
Notting Hill Carnival đã từng thu hút đến hai triệu người tham dự trước đây, làm cho sự kiện này trở thành lễ hội đường phố lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau lễ hội Carnival được tổ chức ở chính nước Trinidad & Tobago.
ĐÊM HỘI ÔNG FAWKES (GUY FAWKES NIGHT):
Guy Fawkes Night, cũng còn được gọi là Bonfire Night (đêm lửa), Fireworks Night (đêm pháo hoa) và Plot Night (đêm đốt kho thuốc súng), là một dịp lễ hội hàng năm (nhưng không phải là ngày nghỉ lễ toàn quốc) vào tối mùng 5 tháng 11, có nguồn gốc ở Anh quốc, sau đó lễ hội này lan sang New Zealand, Nam Phi và một số tỉnh ở Canada. Trước kia một số người Úc ở hải ngoại và ở Úc cũng đã tổ chức lễ này nhưng ngày nay không còn tổ chức nữa. Lễ này tưởng niệm sự thất bại của một nhóm người theo đạo cơ đốc có âm mưu đốt kho thuốc súng để lật đổ Quốc hội ở London nhưng bất thành vào đêm ngày 5/11/1605, lúc đó vua là James 1 là người theo đạo Tin lành.
Lễ hội được tổ chức trên toàn Vương quốc Anh từ thành thị tới nông thôn. Người ta đốt pháo, pháo hoa và dựng các đống lửa lớn, cạnh đó là các hình nộm hay các ông người tượng trưng cho các ông Fawkes, là những người có âm mưu lật đổ quốc hội nổi tiếng bị đốt cháy. Trước ngày mùng 5, trẻ con đứa nào cũng có một hình nộm mang nó đi để xin tiền người lớn, chúng nói rằng: "Penny for the guy" (Cho ông người nộm mấy xu).
Ý nghĩa hiện đại của lễ hội
Dù trong xã hội hiện đại, đêm đốt pháo được kỉ niệm cũng có chút ý nghĩa chính trị và đảng phái. Câu vè "Hãy nhớ, hãy nhớ…", thể hiện cảm xúc căm ghét người theo đạo cơ đốc không còn được mấy lưu tâm đến. Đêm đốt pháo ngày nay chỉ còn là đêm hội tổ chức trong cộng đồng những người theo đạo cơ đốc ở Anh quốc, tập tục chung là đốt người nộp không còn được mấy người thực hiện giống trước kia nữa.
Tuy nhiên, đêm đốt pháo là điểm khởi đầu cho các trường dạy môn lịch sử.
NGÀY LỄ BÁNH NGỌT:
Có rất nhiều người thích ăn bánh ngọt nóng phủ bơ và si-rô hoa quả bên trên vào buổi sáng. Nhưng các bạn có biết là có một ngày lễ hội mà người ta tổ chức để ăn bánh ngọt cùng với bạn bè và người thân không? Đó là một truyền thống của Anh có nguồn gốc từ rất nhiều năm trước đây.
Lễ hội bánh ngọt được tổ chức vào ngày Thứ ba xưng tội, là ngày trước lễ ăn chay Lent. Lent là lễ của đạo cơ đốc có từ thế kỉ thứ 4 kéo dài 40 ngày và thường đó là giai đoạn người ta ăn chạy và ép xác tiết dục. Thường mọi người ăn thả phanh và vui chơi xả láng vào ngày trước khi lễ Lent bắt đầu. Thứ ba xưng tội thường được gọi là ngày lễ bánh ngọt bởi những đồ béo bị cấm trong dịp lễ Lent phải được mang ra tiêu thụ cho hết. Mọi người lấy hết trứng và những thực phẩm ăn uống hàng ngày còn lại trong bếp để làm thành những chiếc bánh ngọt ngon lành.
Ở Vương quốc Anh và Bắc Ailen, và còn nhiều nơi khác trên thế giới nữa, thường ngày lễ Bánh ngọt được tổ chức với rất nhiều trò chơi vui nhộn, hài hước và tất nhiên là ăn rất nhiều. Tuy nhiên, hoạt động nổi tiếng nhất vào ngày này là cuộc thi chạy bánh ngọt ở Olney thuộc Buckinghamshire, nước Anh, đã được tổ chức bắt đầu từ năm 1445. Cuộc thi này bắt nguồn từ việc có một phụ nữ đang làm bánh ngọt vào ngày Thứ ba xưng tội để dùng hết các thực phẩm có thể bị hỏng trong dịp ăn chay Lent. Khi chị đang nấu bánh thì chị bỗng nghe thấy tiếng chuông của nhà thờ nhắc chị phải đi lễ. Để không bị muộn, chị cứ thế chạy đến nhà thờ, người vẫn đeo tạp dề và tay vẫn cầm chảo rán. Kể từ đó mới khởi nguồn cuộc thi chạy với bánh ngọt, từ đó đến nay đã trên 500 năm.
Chỉ có phụ nữ mới được phép tham gia vào cuộc thi này. Các chị phải chạy theo một đường đã được định trước, tay cầm chảo rán và điểm đích là nhà thờ. Trong chiếc chảo rán các chị cầm trong tay có một chiếc bánh ngọt nóng, mà các chị phải tung được nó lên ít nhất là ba lần trước khi kết thúc vòng đua. Người phụ nữ đầu tiên kết thúc đường đua và đến nhà thờ đầu tiên với chiếc bánh ngọt được cho là người thắng cuộc. Chị sẽ phải mời người đánh chuông của nhà thờ ăn bánh ngọt và người đánh chuông phải thưởng cho chị một nụ hôn được gọi là nụ hôn hòa bình “Kiss of peace”. Cuộc đua này vẫn được tổ chức ở Anh và ở một vài thành phố khác.