Nghệ thuật sống 2010-05-07 03:53:59

Khi bố mẹ bỏ nhà... "đi bụi"


[justify]“Tụi nó quen thấy tui ở nhà rồi nên chẳng đứa nào thèm quan tâm, về tới nhà chỉ hỏi một câu gọn lỏn "Hôm nay ăn món gì vậy má?". Tui bỏ đi cho tụi nó biết”.[/justify]

[justify]Đó là lời bà Mỹ ở quận 6, TP HCM. Những lần đầu, bà bỏ qua nhà mấy chị em cũng ở trong thành phố. Chỉ vài giờ sau khi bà bỏ đi là con cái tìm ra ngay. Sau đó bà đi xa hơn, về hẳn dưới quê. Lần này có khó hơn nhưng cũng vẫn tìm được bà. Điểm đến của lần bỏ nhà đi gần đây nhất là một khách sạn cách nhà… vài trăm mét. May nhờ công an khu vực đi kiểm tra khách sạn nên phát hiện ra bà.[/justify]

[justify]Còn bà Sáu ở quận 11 không bỏ nhà đi luôn nhưng thường xuyên xách giỏ bỏ đi lang thang. Ban đầu, cả nhà sốt vó đi tìm. Về sau, các con của bà quen dần nên không đi tìm mà mua cho bà điện thoại di động để liên lạc. Bà Sáu kể, ở nhà buồn quá nên đi lang thang chơi. Khi thì bà ghé nhà bà con chơi, khi thì vào chùa ngồi một mình. Có lúc chẳng biết đi đâu, bà lên đại một chiếc xe buýt ngồi cho tới bến, sau đó lại đón xe quay về.[/justify]

[justify]Bà tâm sự với giọng buồn buồn: “Tụi nó (mấy đứa con) tới tháng thảy cho tui một mớ tiền là xong. Có lúc tui cũng muốn bỏ nhà đi luôn tới đâu thì tới nhưng nhớ nhà, nhớ mấy đứa cháu, phải quay về”. Tí, cháu nội bà Sáu, kể: “Có lúc thấy nội mắc cười lắm. Nội nói sao con không hỏi thăm nội vậy, con hỏi thăm nội đi. Ngày nào cũng gặp nội đâu biết hỏi thăm gì”.[/justify]


Người già rất dễ có cảm giác cô đơn. Ảnh minh họa


[justify]Vợ chồng anh Hoàng ở quận Bình Tân tan ca về tới nhà thì thấy bếp núc lạnh tanh, lại không thấy mẹ anh là bà Xuân ra mở cửa như mọi khi. Nghĩ chắc là mẹ đi qua hàng xóm chơi, “đình công” như mấy lần trước nên vợ chồng anh cũng chẳng buồn đi tìm, mua cơm hộp về ăn trước. Đợi đến hơn 20h vẫn chưa thấy mẹ về, anh Hoàng mới thật sự hốt hoảng. Vội chạy ra hỏi hàng xóm thì mới hay bà Xuân tay xách túi đi đâu từ lúc trưa, ai hỏi thì bà nói: “Tui đi bụi”. Gọi điện thoại hỏi thăm bà con nhưng chẳng ai thấy bà đâu. Sau vài ngày tìm kiếm vô vọng, anh Hoàng chuẩn bị đi báo công an thì một chị hàng xóm mách thấy bà Xuân đang ở một ngôi chùa cưu mang người già không nơi nương tựa cách nhà không xa.[/justify]

[justify]Khi con trai tới rước về, bà Xuân sụt sùi: “Tao ở nhà tụi bây cũng đâu có ngó ngàng tới, rước về làm gì”. Anh Hoàng phân trần: “Tụi con đâu có bỏ bê gì má. Tiền bạc hàng tháng đều đưa đủ, đâu để má thiếu thứ gì. Đâu ai dám lớn tiếng mắng mỏ gì mà má buồn, má bỏ nhà đi”. Sau một hồi năn nỉ, xin lỗi mẹ của anh Hoàng, mấy bà bạn già ở cạnh cũng khuyên về nên bà Xuân mới nguôi nguôi.[/justify]

[justify]Tiến sĩ tâm lý Võ Nam, ĐH Sư phạm TP HCM, cho biết người già bỏ nhà đi không phải là bệnh lý mà do cảm giác tủi thân, cảm thấy mình là người thừa trong gia đình. Họ cảm thấy con cái không có tình nghĩa, đối xử lạnh lùng, xa lạ với mình.[/justify]

[justify]Trở lại chuyện bà Mỹ, bà Mỹ tự an ủi khi với ông hàng xóm: “Tui bỏ nhà đi nhiều lần vậy nhưng mấy đứa con cũng còn đi tìm về. Tui thấy mình cũng còn may mắn, chứ có người bị con cái bỏ luôn, sống chết ra sao không biết. Tuổi già như tụi mình buồn thiệt!”. Ông hàng xóm nghe xong bức xúc, mắng mấy đứa con bà Mỹ: “Tụi bây biết quan tâm tới má bây thì bả đâu có bỏ đi hoài vậy. Để cho bả bỏ đi rồi kiếm về phỏng có ích gì!”.[/justify]

[justify]Thế nên, tiến sĩ Võ Nam khuyên, con cái nên quan tâm, yêu thương cha mẹ, ông bà bằng sự chân thành, bằng cả tấm lòng. Có như vậy người già mới cảm giác ấm áp, được yêu thương trong ngôi nhà của mình[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)