[justify] [/justify]
[justify]Còn nhóm bạn Kim Dung, Hoàng My, Thu Thủy và Hoàng Yến, sinh ĐH Văn Lang đã phải nhanh chóng đi tìm chỗ trọ mới. Bởi ngay khu nhà trọ của họ ở đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP HCM, các cô thường xuyên bị xem "hàng" như thế.
Dung bức xúc kể lại, căn nhà đối diện phòng trọ có một ông khoảng 40 tuổi, thường xuyên ra đứng trước ban công chĩa "hàng". Những lúc như thế các cô chỉ còn biết đóng cửa lại, nhưng không thể đóng mãi vì nhà trọ nóng quá. Cả nhóm đành chuyển đi nơi khác, dù bị mất hai triệu đồng tiền cọc do chưa hết hợp đồng.
Nơi được phản ảnh xảy ra nạn "khoe hàng" nhiều nhất là những con đường vắng ở làng đại học Thủ Đức. Sinh viên Huyền Thư kể: "Giữa tháng 5, em và đám bạn đi học Anh văn về đến gần trạm xe buýt ký túc xá ĐH Quốc gia bất ngờ bị một người đàn ông chặn đường để khoe "cái đó”. Tụi em hoảng sợ, chạy thục mạng, suýt bị tai nạn".[/justify]
[justify]
Ảnh minh họa
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trước những tình huống oái ăm này, hầu hết các "khán giả” bất đắc dĩ đều có chung tâm trạng: hoảng sợ, hoang mang… Theo bà Nguyễn Thị Tâm - Giám đốc Công ty ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt: "Khi gặp tình huống này, các bạn cần bình tĩnh, làm lơ hoặc có thể phản ứng mạnh lại bằng cách trừng mắt, quát mắng…".
Cách này từng được chị Hồng Ngọc, nhân viên bán hàng ở quận 3, TP HCM thực hiện thành công. Chị kể, tháng trước, vào một buổi trưa đang đi bộ ở công viên 23/9, thì một người đàn ông chừng 50 tuổi tiến lại gần. Bất ngờ ông ấy mở dây kéo và "khoe của" với lời khiêu khích: "Cho em nè, em thích không?". Chị đã cố trấn tĩnh, lột giày dứ trước mặt ông ta. Vậy là ông ta lấm lét bỏ đi một mạch.
Chị Ngọc Phương, tài xế, cũng cho biết vừa mới đầu tháng, chị đang đậu xe chờ khách ở một khu đất trống tại Thủ Đức thì một người trạc 30 tuổi bước đến đầu xe, cởi quần khiêu khích: "Em gái ơi, em gái à…". Chị rút thanh sắt và mở cửa xe. Ngay lập tức, "thủ phạm" ba chân bốn cẳng tháo chạy.
Về mặt y học, bác sĩ Nguyễn Thành Như, Trưởng đơn vị Nam khoa, Bệnh viện Bình Dân TP HCM cho biết, những kẻ có hành vi bệnh hoạn như trên thường có hai loại: một loại có bệnh lý tâm thần, lệch lạc tình dục, thích phô trương, khoe "của quý” trước người khác giới. Dạng này không có ý định tấn công để thực hiện hành vi quan hệ tình dục, mà chỉ cần khoe hàng và được các cô gái nhìn là đã thỏa mãn, đạt được khoái cảm. Dạng thứ hai là bị lệch văn hóa - giáo dục, do lối sống không lành mạnh.
Bác sĩ Như khuyên chị em khi gặp tình huống trớ trêu này, không nên hốt hoảng, mà phải ngó lơ, cố gắng giữ bình tĩnh, xem như không nhìn thấy gì và bỏ đi. Như thế, "đương sự" sẽ không có cơ hội để "thể hiện". Ngoài ra, cũng không nên đi một mình ở những nơi vắng vẻ như: công viên, nhà vệ sinh công cộng… để tránh gặp phải những bất trắc, rủi ro.[/justify]