[size=5]Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách[/size]
[size=4]Đây là câu nói nổi tiếng và cũng là tựa đề Tự truyện của CHUNG JU YUNG- người sáng lập tập đoàn HYUNDAI. Mình post lên VY với hy vọng VY sẽ bớt chút thời gian để đọc và thu lại những điều thú vị cho riêng bản thân mình.[/size]
[size=4]Lời nhà xuất bản: về một con người dám thực hiện ước mơ[/size]
[size=4]Người viết cuốn tự truyện độc đáo này là một con người kiên định, với ý chí tự lập của mình dám đương đầu với mọi thử thách, trở ngại trong cuộc đời, dám nghĩ dám làm, dám ước mơ và dám vượt qua những khó khăn thử thách để thực hiện những ước mơ và dự định tưởng chừng như không thể của mình. Đây là một minh chứng sống về ý chí và năng lực không giới hạn của con người khi đã có lòng nhiệt huyết, say mê – một người đã xem những thất bại – cho dù là thất bại đắng cay nhất- không phải là thất bại – mà chỉ là những thử thách của cuộc sống tôi rèn bản lĩnh của chính mình. Tác giả và nhân vật trong cuốn tự truyện này là một người Hàn Quốc nổi tiếng: Chung Ju Yung- Trịnh Châu Vĩnh – người đã sáng lập và là cố chủ tịch của tập đoàn Hyundai. Qua từng trang sách chúng ta sẽ cùng khám phá cuộc đời thăng trầm thất thực và tính cách thú vị của cậu thanh niên vùng nông thôn với ước mơ lớn từ hai bàn tay trắng đã trở thành một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc và châu Á.[/size]
[size=4]Chúng ta sẽ biết đến câu chuyện tưởng chừng hoang đường của một người nông dân muốn thay đổi cuộc đời làm ruộng định sẵn của mình- bao lần bỏ nhà đi xa lập nghiệp, làm công nhân hỏa xa rồi trộm tiền bán bò của gia đình đi học trường kế toán, trở thành nhân viên khuân vác cho một của hàng bán gạo, sau bao vất vả và khó khăn vẫn ước mơ và đã biến ước mơ thành hiện thực: lập nên và phát triển một tập đoàn Hyundai ( Hiện đại) hùng mạnh của đất nước Hàn Quốc.[/size]
[size=4]Qua cuốn sách này, chúng ta sẽ hiểu được đất nước Hàn Quốc thưở ban đầu với chiến tranh triền miên, khí hậu khắc nghiệt đã phát triển vững mạnh như ngày nay chính là nhờ vào ý chí tự lập tự cường của những người dân Hàn mà Chung Ju Yung là một trong những con người đó. Một con én không làm nên mùa xuân nhưng ít nhất cũng cần phải có một con én đầu tiên để khởi đầu, thức tỉnh những con én khác.[/size]
[size=4]Bạn đọc sẽ hiểu về tính cách người dân Hàn Quốc, các mối quan hệ kinh tế và xã hội, sự hình thành phát triển từng giai đoạn của các tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước Hàn Quốc. Và trên hết là khám phá ra cuộc sống thực của một con người thành công và bí quyết của sự thành công: hãy ước mơ, kiên định và quyết tâm thực hiện ước mơ của mình, không dừng lại và đi trọn con đường đã chọn.[/size]
[size=4]Và chúng ta, cũng sẽ suy ngẫm và ước mơ, ở Việt nam chúng ta rồi sẽ có nhiều con người như thế, dám vượt qua những ước, lối mòn – trong mọi mặt – để tạo nên thành công cho chính mình và cho đất nước mình.[/size]
[size=4]Hãy bắt đầu cuộc hành trình: Không bao giờ là thất bại – Tất cả là thử thách của Chung Ju Yong[/size]
[size=4]Chương 1: Con trai của một người nông dân[/size]
[size=4]Quê hương của tôi ở làng Asan, huyện Tongchon.Trước khi Hàn Quốc bị chia cắt thành hai miền Nam- Bắc, người ta có thể khởi hành từ nhà ga Chongrangri vào lúc 11 giờ đêm và đến ga Songjon mà chân chẳng hề bị lấm bụi đường. Sau khi xuất phát từ ga Chongrangri được khoảng 5giờ, tàu sẽ chạy qua bình nguyên Cholwon, đến giếng nước thuốc SamBang, qua chùa Sukwang rồi đến ga Anbyon.[/size]
[size=4]Từ ga Anbyon, tàu đi về hướng bắc rồi lại ngược xuống phía nam, ở phía tây sẽ hiện ra cảnh núi rừng hùng vĩ của vùng Shashang thuộc dãy núi Teabek, phía Đông là bờ biển xanh rì trải dài ra vô tận trước mắt. Mờ sáng, không gì thú vị hơn là lắng nghe tiếng sóng vỗ và ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển nơi đây. Chỉ vài phút sau, đoàn tàu sẽ đi qua bình nguyên Pechon, hàng thong xanh bên đường như chia bãi cát trắng và bầu trời làm hai nửa. Rồi bạn sẽ đến bãi tắm Songjon thật dài và rộng. Đấy là Songjon của tôi.[/size]
[size=4]Ở nhà ga cũng như vào bên trong thành phố, đi đâu cũng gặp những cánh rừng thong. Đây là mảnh đất nghỉ ngơi với những biệt thự của nhiều danh sĩ nổi tiếng ngày xưa, với những bong hoa đỗ quyên hé nở và bãi tắm biển đông nghịt người. Từ đây đi bằng đường bộ khoảng 1giờ sẽ đến làng Asan, quê hương tôi, nơi có rừng hoa hồng đủ màu khoe sắc đón chào.[/size]
[size=4]Ngày xưa cố tôi đưa ba anh em ông nội chạy loạn từ tỉnh Hapkyongbuk, huyện Kilchu về đây sinh sống vào năm Giáp Nguyên. Ông tôi bán nhà cửa và ruộng đồng, đưa bà tôi cùng với hai người em, chất hàng hóa lên lưng ngựa và đi về phương Nam, qua nhiều nơi và cuối cùng dừng chân ở đây.[/size]
[size=4]Tại mảnh đất này ông tôi sinh được bảy người con, trong đó năm người không xuống miền nam mà định cư ở CHDCND Triều Tiên. Cố và nội tôi đã dừng chân ở Tongchon 20 năm. Khi đó Điều ước Hợp nhất Hàn-Nhật đã ký kết được 5 năm, tại những trường dân lập, các học sinh được lệnh hát quốc ca Nhật. Khắp nơi ở Hàn Quốc nhiều tổ chức cứu quốc quyết tử bí mật hình thành. Vào thời điểm này tuyến đường sắt Hapkyong được khởi công, tuyến đường sắt Kyonwon được khai thong, cảng Busan, cảng Chinnam, cảng Wonsan cũng được hoàn thành và dép cao su Nhật Bản ra đời.[/size]
[size=4]Tôi sinh năm 1915, 4 năm trước ngày bùng nổ phong trào ngày 1 tháng 3*. Dưới chế độ thống trị của Nhật Bản, nhân dân Hàn Quốc sống trong cảnh dè xẻn “sáng cơm tối cháo” từng ngày. Cha tôi là con cả trong gia đình, kế ông là năm người em trai và một người em gái. Ông nổi tiếng là một nông dân cần cù chịu khó. Ông tôi là thầy giáo dạy học tại làng, nhưng lại không biết làm ruộng, cũng chẳng biết cách nuôi sống gia đình. Chính vì vậy cha tôi phải toàn toàn gánh trách nhiêm chăm lo cho sáu người em của mình.[/size]
[size=4]Bao nhiêu người em là bấy nhiêu lần cha tôi mua đất và dựng vợ gả chồng. Cuộc đời vất vả của cha tôi có lẽ không nói hết thành lời. Còn mẹ tôi cũng chẳng nhà hạ gì hơn cha. Ngày đêm bà phải nuôi tằm, lo từng chiếc áo, thậm chí may cả đồ cưới cho mọi người trong gia đình.[/size]
[size=4]Tôi là con trưởng trong gia đình có tám anh chị em, gồm sáu trai và hai gái. Cũng như cha tôi, tôi gánh vác trách nhiệm lo lắng cho các em mình.[/size]
[size=4]Tôi bắt đầu lao động từ năm 10 tuổi. Cha nói với tôi rằng nếu tôi cũng muốn như ông, dựng vợ gả chồng cho các em, mua đất mua nhà cho từng người thì phải làm việc thật chăm chỉ. Cho nên ngay từ nhỏ, ngày nào cũng vậy, cứ đúng 4 giờ sáng là ông đánh thức tôi dậy và dẫn ra đồng.[/size]
[size=4]Đến nơi thì mặt trời cũng vừa ló dạng. Thế là tôi bắt đầu ngày làm ruộng vất vả ngoài đồng mà chả lúc nào ngơi nghỉ. Tuy chỉ là cảm nhận của một đứa trẻ nhưng tôi cũng hiểu được nghề nông chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích so với công sức cực nhọc bỏ ra. Tôi thở dài và tự hỏi chẳng lẽ cả đời mình sẽ sống cuộc sống thế này sao?[/size]
[size=4]Nhiều khi tôi cứ mơ tưởng đến cảnh hôm nay nhà nông gieo mạ, ngày mai cả cánh đồng lúa đã chín vàng. Còn cha tôi thì luôn nghĩ sẽ nuôi tôi thành một anh nông dân giỏi. Và mặc cho ánh nắng như thiêu như đốt của mặt trời, với cái mũ tre nhỏ trên đầu, cha đưa tôi ra đồng để bày cách cày ruộng, vun đất cho từng khóm kê bằng tay không.[/size]
[size=4]Áo sợi mùa hè của tôi sáng thì đẫm sương, trưa đẫm mồ hôi. Công việc cấy lúa làm cho mồ hôi và bùn lầy quấn vào nhau, áo quần hai cha con như những miếng vải dính cháo bùn. Suốt cả ngày làm việc, cha tôi chẳng nói một lời, thỉnh thoảng để cho đỡ mỏi lưng, ông đứng dậy và huýt sáo một hơi thật dài. Khi đó tôi không biết tại sao cha lại huýt sáo như vậy. Sau này lớn lên tôi mới hiểu tiếng huýt sáo đó chính là lời cầu nguyện cho năm ấy được mùa và cho mưa thuận gió hòa.[/size]
[size=4]Ngày nào cũng vậy, cha con chúng tôi nhì sao mai mà lùa bò ra ruộng và nhìn sao hôm để trở về nhà. Tôi cũng đã quen với sự khắc nghiệt của thời tiết. Mùa khô thì hạn hán như muốn đốt cháy tất cả, còn mùa mưa thì phải vất vả chống chọi những trận hồng thủy. Tuy nhiên, sau cơn lũ chúng tôi lại chơi trò đi tìm rong ở những con mương hết sức thích thú.[/size]
[size=4]Đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ rõ cảm giác sảng khóai được ngồi nghỉ bên gốc cây nơi bờ ruộng, tận hưởng những con gió mát vào những ngày nắng nóng. Các kỉ niệm đó cùng những bữa cơm trưa với khoai tây trộn và canh bầu đỏ, vị ngọt như mật ong mà mẹ làm rồi đội trên đầu mang đến cho cha con chúng tôi, và những phút ngủ trưa ngắn ngủi dưới bóng cây, là những ký ức đẹp nhất trong cuộc đời tôi.[/size]
[size=4]Rồi tối đến, chúng tôi ngồi quanh đống lửa tại cái sân tối om trước nhà đuổi muỗi, ăn ngô và nghe mẹ kể chuyện. Cha tôi vốn là người ít biểu lộ tình cảm ra ngoài, vậy mà thỉnh thoảng ông cũng phải bật cười vì những câu chuyện của me. Nhìn nụ cười của cha, chúng tôi thực sự hạnh phúc.[/size]
[size=4]Mẹ tôi nuôi tằm, hết vụ tằm xuân thì ra làm ruộng, rồi lại chuyển sang làm tằm mùa hè. Xung quanh nhà chẳng có nhiều cây dâu, thế nên chúng tôi phải lên tận núi cao tìm kiếm mới hái được lá dâu. Tôi cũng đã từng theo mẹ lên núi. Mẹ đội thúng lá trên đầu, còn tôi cõng trên vai. Nhưng chún tôi chẳng thấy mệt mà còn cảm thấy vui hơn khi gánh lá dâu càng lúc càng nặng. Giờ đây, mỗi khi mùa hè đến, nhìn cây dâu to lớn trên ngọn đồi giờ đã là khách sạn Kangnưng đứng cạnh bờ biển, tôi lại thấy như được gặp mẹ. Ngắm lá dâu nở to, hình ảnh của mẹ lại hiện về ngay trước mắt tôi.[/size]
[size=4]Ngắm cánh đồng rộng lớn mà cha đã khai hoang trên núi Sosan, tôi cảm thấy tinh thần tiến thủ ấy đang thấm vào mình. Tính cần cù của cha mẹ là bài học quí giá trong cuộc đời tôi, là di sản đầu tiên để tôi trở thành con người như ngày hôm nay.[/size]
[size=4]Cuối mùa hè là lúc thu hoạch lúa mạch và tìm đất tốt để gieo trồng hạt cải. Khi ấy, chỉ còn một vài ngày nữa là đến Tết Trung Thu, trẻ con trong làng háo hức chơi đùa. Tôi cũng muốn nhập bọn với chúng lắm nhưng cha chẳng để ý gì. Từ sớm tinh mơ, ông đã đưa tôi ra ruộng để thu hoạch lúa mạch.[/size]
[size=4]Còn một năm, trước ngày Tết Trung Thu, tôi giả vờ bị ốm, không chịu thức dậy. Cha tôi cầm bó rạ bước vào và hỏi tôi có dậy không một cách lạnh lùng. Tuy roi rạ của cha chẳng làm tôi đau nhưng tôi không thể không nghe theo lời ông. Có bữa con của cô cậu tôi đến chơi cũng bị ông kéo ra đồng gặt lúa đến khi mặt trời lặn mới cho về.[/size]
[size=4]Thường thì đến tối ngày Tết Trung Thu trăng sáng tôi mới được đi chơi. Tôi diện quần vải mẹ mau, áo khoác và được đi tất mới trong chiếc “giày cao su đại lục”. Những ngày thường tôi toàn đi chân đất, Trung Thu đến mới được mang tất, đi giày cao su mới. Tôi sung sướng chạy nhảy mọi nơi. Mùa thu quê hương đã in đậm trong trái tim tôi.[/size]
[size=4]Ba năm học cấp 1 với tôi như thiên đường. (Các sách Tiểu học, Đại học **, Tư trị thông giám, thơ Ngụ ngôn, Thất ngôn tôi đều nhanh chóng thuộc cả. Chính vì vậy tôi chẳng có gì để học nữa, mà thật ra cũng chẳng có nhiều thời gian mở sách ra). Ở trường, ngoài hai môn Xướng ca và Tập viết, các môn khác tôi luôn đạt điểm cao trong lớp. Tôi còn nhớ môn Hán văn học thật vất vả, nhưng nó hình thành nền tảng tri thức quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Suốt thời gian tôi đi học, cha mẹ tôi chưa bao giờ hỏi tôi về chuyện học hành, dù chỉ một lần.[/size]
[size=4]Mùa đông đến, quê hương tôi chỉ toàn tuyết là tuyết. Tuyết rơi dày hơn một mét, có khi lên đến hai mét, phải đào đường hầm mà đi. Vào những đêm tuyết rơi nhiều, gió thổi mạnh, trong mấy thung lũng tuyết dày lên cả mấy chục mét, người trong làng đổ ra săn lợn rừng và hươu nai, có khi bắt được hơn cả 30 con, về làm tiệc cả làng[/size]
[size=4]Mùa tuyết rơi cha tôi không có việc gì sai tôi làm cả, vì vậy mùa đông với tuyết chất đống như núi là mùa tôi thích nhất. Tuy nhiên, cha chẳng chịu ngồi yên. Ông đan giày rơm, thỉnh thoảng ông lại bắt tôi ngồi vào và bày cho cách đan từng sợi, nhưng tôi hay giả vờ đau tay, chẳng chịu làm. Lúc không còn gì để làm, cha luộc rau cho bò. Còn tôi thì chơi thỏa thích. Tôi cưỡi ván tuyết chán rồi đi tìm những con suối bị đóng băng để trượt. Tối đến, để tiết kiệm dầu, cả nhà tập trung tại gian nhà giữa, nghe kể chuyện ma quỉ, chuyện hổ dữ. Trong bóng tối, chúng tôi càng thấy sợ đến nỗi phải ôm lấy nhau.[/size]
[size=4]Mùa đông, làng tôi còn đối mặt với những cơn bão tuyết từ Đại Tây Dương thổi vào. Giữa những con gió mạnh và đáng sợ ấy, tôi vẫn vô tư chơi đùa, chẳng hề biết gì. Khi đó, bước chân ra khỏi nhà, cái vạt áo trước gặp phải gió đóng thành băng, làm cho bụng như đông lại. Sau khi chơi thỏa thích xong quay trở vào nhà thì bụng đỏ tấy lên vì lớp băng dính bụng bắt đầu tan ra và kêu rọc rọc.[/size]
[size=4]Vào mùa đông năm tôi 11 tuổi, tôi bắt đầu bị những cơn ho nặng. Do chơi trong sương và tuyết quá nhiều, tôi bị cảm mà không biết khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng. Tôi bị ho ra máu, thế là phải nghỉ học và nằm ở nhà sáu tháng trời. Thân thể khỏe mạnh của tôi bấy giờ gầy như cây rạ. Đến học kỳ mùa đông tôi mới đi học lại, vậy mà vẫn đứng thứ hai trong lớp. Mãi đến sau này trong một lần kiểm tra sức khỏe để đi Mỹ vì công việc kinh doanh, tôi mới hay mình bị viêm phổi. Thế mà trong một quãng thời gian dài như thế tôi không hề biết gì cả[/size]
[size=4]Đây là câu nói nổi tiếng và cũng là tựa đề Tự truyện của CHUNG JU YUNG- người sáng lập tập đoàn HYUNDAI. Mình post lên VY với hy vọng VY sẽ bớt chút thời gian để đọc và thu lại những điều thú vị cho riêng bản thân mình.[/size]
[size=4]Lời nhà xuất bản: về một con người dám thực hiện ước mơ[/size]
[size=4]Người viết cuốn tự truyện độc đáo này là một con người kiên định, với ý chí tự lập của mình dám đương đầu với mọi thử thách, trở ngại trong cuộc đời, dám nghĩ dám làm, dám ước mơ và dám vượt qua những khó khăn thử thách để thực hiện những ước mơ và dự định tưởng chừng như không thể của mình. Đây là một minh chứng sống về ý chí và năng lực không giới hạn của con người khi đã có lòng nhiệt huyết, say mê – một người đã xem những thất bại – cho dù là thất bại đắng cay nhất- không phải là thất bại – mà chỉ là những thử thách của cuộc sống tôi rèn bản lĩnh của chính mình. Tác giả và nhân vật trong cuốn tự truyện này là một người Hàn Quốc nổi tiếng: Chung Ju Yung- Trịnh Châu Vĩnh – người đã sáng lập và là cố chủ tịch của tập đoàn Hyundai. Qua từng trang sách chúng ta sẽ cùng khám phá cuộc đời thăng trầm thất thực và tính cách thú vị của cậu thanh niên vùng nông thôn với ước mơ lớn từ hai bàn tay trắng đã trở thành một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc và châu Á.[/size]
[size=4]Chúng ta sẽ biết đến câu chuyện tưởng chừng hoang đường của một người nông dân muốn thay đổi cuộc đời làm ruộng định sẵn của mình- bao lần bỏ nhà đi xa lập nghiệp, làm công nhân hỏa xa rồi trộm tiền bán bò của gia đình đi học trường kế toán, trở thành nhân viên khuân vác cho một của hàng bán gạo, sau bao vất vả và khó khăn vẫn ước mơ và đã biến ước mơ thành hiện thực: lập nên và phát triển một tập đoàn Hyundai ( Hiện đại) hùng mạnh của đất nước Hàn Quốc.[/size]
[size=4]Qua cuốn sách này, chúng ta sẽ hiểu được đất nước Hàn Quốc thưở ban đầu với chiến tranh triền miên, khí hậu khắc nghiệt đã phát triển vững mạnh như ngày nay chính là nhờ vào ý chí tự lập tự cường của những người dân Hàn mà Chung Ju Yung là một trong những con người đó. Một con én không làm nên mùa xuân nhưng ít nhất cũng cần phải có một con én đầu tiên để khởi đầu, thức tỉnh những con én khác.[/size]
[size=4]Bạn đọc sẽ hiểu về tính cách người dân Hàn Quốc, các mối quan hệ kinh tế và xã hội, sự hình thành phát triển từng giai đoạn của các tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước Hàn Quốc. Và trên hết là khám phá ra cuộc sống thực của một con người thành công và bí quyết của sự thành công: hãy ước mơ, kiên định và quyết tâm thực hiện ước mơ của mình, không dừng lại và đi trọn con đường đã chọn.[/size]
[size=4]Và chúng ta, cũng sẽ suy ngẫm và ước mơ, ở Việt nam chúng ta rồi sẽ có nhiều con người như thế, dám vượt qua những ước, lối mòn – trong mọi mặt – để tạo nên thành công cho chính mình và cho đất nước mình.[/size]
[size=4]Hãy bắt đầu cuộc hành trình: Không bao giờ là thất bại – Tất cả là thử thách của Chung Ju Yong[/size]
[size=4]Chương 1: Con trai của một người nông dân[/size]
[size=4]Sự cần cù của cha mẹ chính là bài học nhiều ân huệ nhất đối với cuộc đời của tôi, đó cũng là di sản đầu tiên giúp tôi có được ngày hôm nay.[/size]
[size=4]Quê hương của tôi ở làng Asan, huyện Tongchon.Trước khi Hàn Quốc bị chia cắt thành hai miền Nam- Bắc, người ta có thể khởi hành từ nhà ga Chongrangri vào lúc 11 giờ đêm và đến ga Songjon mà chân chẳng hề bị lấm bụi đường. Sau khi xuất phát từ ga Chongrangri được khoảng 5giờ, tàu sẽ chạy qua bình nguyên Cholwon, đến giếng nước thuốc SamBang, qua chùa Sukwang rồi đến ga Anbyon.[/size]
[size=4]Từ ga Anbyon, tàu đi về hướng bắc rồi lại ngược xuống phía nam, ở phía tây sẽ hiện ra cảnh núi rừng hùng vĩ của vùng Shashang thuộc dãy núi Teabek, phía Đông là bờ biển xanh rì trải dài ra vô tận trước mắt. Mờ sáng, không gì thú vị hơn là lắng nghe tiếng sóng vỗ và ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển nơi đây. Chỉ vài phút sau, đoàn tàu sẽ đi qua bình nguyên Pechon, hàng thong xanh bên đường như chia bãi cát trắng và bầu trời làm hai nửa. Rồi bạn sẽ đến bãi tắm Songjon thật dài và rộng. Đấy là Songjon của tôi.[/size]
[size=4]Ở nhà ga cũng như vào bên trong thành phố, đi đâu cũng gặp những cánh rừng thong. Đây là mảnh đất nghỉ ngơi với những biệt thự của nhiều danh sĩ nổi tiếng ngày xưa, với những bong hoa đỗ quyên hé nở và bãi tắm biển đông nghịt người. Từ đây đi bằng đường bộ khoảng 1giờ sẽ đến làng Asan, quê hương tôi, nơi có rừng hoa hồng đủ màu khoe sắc đón chào.[/size]
[size=4]Ngày xưa cố tôi đưa ba anh em ông nội chạy loạn từ tỉnh Hapkyongbuk, huyện Kilchu về đây sinh sống vào năm Giáp Nguyên. Ông tôi bán nhà cửa và ruộng đồng, đưa bà tôi cùng với hai người em, chất hàng hóa lên lưng ngựa và đi về phương Nam, qua nhiều nơi và cuối cùng dừng chân ở đây.[/size]
[size=4]Tại mảnh đất này ông tôi sinh được bảy người con, trong đó năm người không xuống miền nam mà định cư ở CHDCND Triều Tiên. Cố và nội tôi đã dừng chân ở Tongchon 20 năm. Khi đó Điều ước Hợp nhất Hàn-Nhật đã ký kết được 5 năm, tại những trường dân lập, các học sinh được lệnh hát quốc ca Nhật. Khắp nơi ở Hàn Quốc nhiều tổ chức cứu quốc quyết tử bí mật hình thành. Vào thời điểm này tuyến đường sắt Hapkyong được khởi công, tuyến đường sắt Kyonwon được khai thong, cảng Busan, cảng Chinnam, cảng Wonsan cũng được hoàn thành và dép cao su Nhật Bản ra đời.[/size]
[size=4]Tôi sinh năm 1915, 4 năm trước ngày bùng nổ phong trào ngày 1 tháng 3*. Dưới chế độ thống trị của Nhật Bản, nhân dân Hàn Quốc sống trong cảnh dè xẻn “sáng cơm tối cháo” từng ngày. Cha tôi là con cả trong gia đình, kế ông là năm người em trai và một người em gái. Ông nổi tiếng là một nông dân cần cù chịu khó. Ông tôi là thầy giáo dạy học tại làng, nhưng lại không biết làm ruộng, cũng chẳng biết cách nuôi sống gia đình. Chính vì vậy cha tôi phải toàn toàn gánh trách nhiêm chăm lo cho sáu người em của mình.[/size]
[size=4]Bao nhiêu người em là bấy nhiêu lần cha tôi mua đất và dựng vợ gả chồng. Cuộc đời vất vả của cha tôi có lẽ không nói hết thành lời. Còn mẹ tôi cũng chẳng nhà hạ gì hơn cha. Ngày đêm bà phải nuôi tằm, lo từng chiếc áo, thậm chí may cả đồ cưới cho mọi người trong gia đình.[/size]
[size=4]Tôi là con trưởng trong gia đình có tám anh chị em, gồm sáu trai và hai gái. Cũng như cha tôi, tôi gánh vác trách nhiệm lo lắng cho các em mình.[/size]
[size=4]Tôi bắt đầu lao động từ năm 10 tuổi. Cha nói với tôi rằng nếu tôi cũng muốn như ông, dựng vợ gả chồng cho các em, mua đất mua nhà cho từng người thì phải làm việc thật chăm chỉ. Cho nên ngay từ nhỏ, ngày nào cũng vậy, cứ đúng 4 giờ sáng là ông đánh thức tôi dậy và dẫn ra đồng.[/size]
[size=4]Đến nơi thì mặt trời cũng vừa ló dạng. Thế là tôi bắt đầu ngày làm ruộng vất vả ngoài đồng mà chả lúc nào ngơi nghỉ. Tuy chỉ là cảm nhận của một đứa trẻ nhưng tôi cũng hiểu được nghề nông chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích so với công sức cực nhọc bỏ ra. Tôi thở dài và tự hỏi chẳng lẽ cả đời mình sẽ sống cuộc sống thế này sao?[/size]
[size=4]Nhiều khi tôi cứ mơ tưởng đến cảnh hôm nay nhà nông gieo mạ, ngày mai cả cánh đồng lúa đã chín vàng. Còn cha tôi thì luôn nghĩ sẽ nuôi tôi thành một anh nông dân giỏi. Và mặc cho ánh nắng như thiêu như đốt của mặt trời, với cái mũ tre nhỏ trên đầu, cha đưa tôi ra đồng để bày cách cày ruộng, vun đất cho từng khóm kê bằng tay không.[/size]
[size=4]Áo sợi mùa hè của tôi sáng thì đẫm sương, trưa đẫm mồ hôi. Công việc cấy lúa làm cho mồ hôi và bùn lầy quấn vào nhau, áo quần hai cha con như những miếng vải dính cháo bùn. Suốt cả ngày làm việc, cha tôi chẳng nói một lời, thỉnh thoảng để cho đỡ mỏi lưng, ông đứng dậy và huýt sáo một hơi thật dài. Khi đó tôi không biết tại sao cha lại huýt sáo như vậy. Sau này lớn lên tôi mới hiểu tiếng huýt sáo đó chính là lời cầu nguyện cho năm ấy được mùa và cho mưa thuận gió hòa.[/size]
[size=4]Ngày nào cũng vậy, cha con chúng tôi nhì sao mai mà lùa bò ra ruộng và nhìn sao hôm để trở về nhà. Tôi cũng đã quen với sự khắc nghiệt của thời tiết. Mùa khô thì hạn hán như muốn đốt cháy tất cả, còn mùa mưa thì phải vất vả chống chọi những trận hồng thủy. Tuy nhiên, sau cơn lũ chúng tôi lại chơi trò đi tìm rong ở những con mương hết sức thích thú.[/size]
[size=4]Đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ rõ cảm giác sảng khóai được ngồi nghỉ bên gốc cây nơi bờ ruộng, tận hưởng những con gió mát vào những ngày nắng nóng. Các kỉ niệm đó cùng những bữa cơm trưa với khoai tây trộn và canh bầu đỏ, vị ngọt như mật ong mà mẹ làm rồi đội trên đầu mang đến cho cha con chúng tôi, và những phút ngủ trưa ngắn ngủi dưới bóng cây, là những ký ức đẹp nhất trong cuộc đời tôi.[/size]
[size=4]Rồi tối đến, chúng tôi ngồi quanh đống lửa tại cái sân tối om trước nhà đuổi muỗi, ăn ngô và nghe mẹ kể chuyện. Cha tôi vốn là người ít biểu lộ tình cảm ra ngoài, vậy mà thỉnh thoảng ông cũng phải bật cười vì những câu chuyện của me. Nhìn nụ cười của cha, chúng tôi thực sự hạnh phúc.[/size]
[size=4]Mẹ tôi nuôi tằm, hết vụ tằm xuân thì ra làm ruộng, rồi lại chuyển sang làm tằm mùa hè. Xung quanh nhà chẳng có nhiều cây dâu, thế nên chúng tôi phải lên tận núi cao tìm kiếm mới hái được lá dâu. Tôi cũng đã từng theo mẹ lên núi. Mẹ đội thúng lá trên đầu, còn tôi cõng trên vai. Nhưng chún tôi chẳng thấy mệt mà còn cảm thấy vui hơn khi gánh lá dâu càng lúc càng nặng. Giờ đây, mỗi khi mùa hè đến, nhìn cây dâu to lớn trên ngọn đồi giờ đã là khách sạn Kangnưng đứng cạnh bờ biển, tôi lại thấy như được gặp mẹ. Ngắm lá dâu nở to, hình ảnh của mẹ lại hiện về ngay trước mắt tôi.[/size]
[size=4]Ngắm cánh đồng rộng lớn mà cha đã khai hoang trên núi Sosan, tôi cảm thấy tinh thần tiến thủ ấy đang thấm vào mình. Tính cần cù của cha mẹ là bài học quí giá trong cuộc đời tôi, là di sản đầu tiên để tôi trở thành con người như ngày hôm nay.[/size]
[size=4]Cuối mùa hè là lúc thu hoạch lúa mạch và tìm đất tốt để gieo trồng hạt cải. Khi ấy, chỉ còn một vài ngày nữa là đến Tết Trung Thu, trẻ con trong làng háo hức chơi đùa. Tôi cũng muốn nhập bọn với chúng lắm nhưng cha chẳng để ý gì. Từ sớm tinh mơ, ông đã đưa tôi ra ruộng để thu hoạch lúa mạch.[/size]
[size=4]Còn một năm, trước ngày Tết Trung Thu, tôi giả vờ bị ốm, không chịu thức dậy. Cha tôi cầm bó rạ bước vào và hỏi tôi có dậy không một cách lạnh lùng. Tuy roi rạ của cha chẳng làm tôi đau nhưng tôi không thể không nghe theo lời ông. Có bữa con của cô cậu tôi đến chơi cũng bị ông kéo ra đồng gặt lúa đến khi mặt trời lặn mới cho về.[/size]
[size=4]Thường thì đến tối ngày Tết Trung Thu trăng sáng tôi mới được đi chơi. Tôi diện quần vải mẹ mau, áo khoác và được đi tất mới trong chiếc “giày cao su đại lục”. Những ngày thường tôi toàn đi chân đất, Trung Thu đến mới được mang tất, đi giày cao su mới. Tôi sung sướng chạy nhảy mọi nơi. Mùa thu quê hương đã in đậm trong trái tim tôi.[/size]
[size=4]Ba năm học cấp 1 với tôi như thiên đường. (Các sách Tiểu học, Đại học **, Tư trị thông giám, thơ Ngụ ngôn, Thất ngôn tôi đều nhanh chóng thuộc cả. Chính vì vậy tôi chẳng có gì để học nữa, mà thật ra cũng chẳng có nhiều thời gian mở sách ra). Ở trường, ngoài hai môn Xướng ca và Tập viết, các môn khác tôi luôn đạt điểm cao trong lớp. Tôi còn nhớ môn Hán văn học thật vất vả, nhưng nó hình thành nền tảng tri thức quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Suốt thời gian tôi đi học, cha mẹ tôi chưa bao giờ hỏi tôi về chuyện học hành, dù chỉ một lần.[/size]
[size=4]Mùa đông đến, quê hương tôi chỉ toàn tuyết là tuyết. Tuyết rơi dày hơn một mét, có khi lên đến hai mét, phải đào đường hầm mà đi. Vào những đêm tuyết rơi nhiều, gió thổi mạnh, trong mấy thung lũng tuyết dày lên cả mấy chục mét, người trong làng đổ ra săn lợn rừng và hươu nai, có khi bắt được hơn cả 30 con, về làm tiệc cả làng[/size]
[size=4]Mùa tuyết rơi cha tôi không có việc gì sai tôi làm cả, vì vậy mùa đông với tuyết chất đống như núi là mùa tôi thích nhất. Tuy nhiên, cha chẳng chịu ngồi yên. Ông đan giày rơm, thỉnh thoảng ông lại bắt tôi ngồi vào và bày cho cách đan từng sợi, nhưng tôi hay giả vờ đau tay, chẳng chịu làm. Lúc không còn gì để làm, cha luộc rau cho bò. Còn tôi thì chơi thỏa thích. Tôi cưỡi ván tuyết chán rồi đi tìm những con suối bị đóng băng để trượt. Tối đến, để tiết kiệm dầu, cả nhà tập trung tại gian nhà giữa, nghe kể chuyện ma quỉ, chuyện hổ dữ. Trong bóng tối, chúng tôi càng thấy sợ đến nỗi phải ôm lấy nhau.[/size]
[size=4]Mùa đông, làng tôi còn đối mặt với những cơn bão tuyết từ Đại Tây Dương thổi vào. Giữa những con gió mạnh và đáng sợ ấy, tôi vẫn vô tư chơi đùa, chẳng hề biết gì. Khi đó, bước chân ra khỏi nhà, cái vạt áo trước gặp phải gió đóng thành băng, làm cho bụng như đông lại. Sau khi chơi thỏa thích xong quay trở vào nhà thì bụng đỏ tấy lên vì lớp băng dính bụng bắt đầu tan ra và kêu rọc rọc.[/size]
[size=4]Vào mùa đông năm tôi 11 tuổi, tôi bắt đầu bị những cơn ho nặng. Do chơi trong sương và tuyết quá nhiều, tôi bị cảm mà không biết khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng. Tôi bị ho ra máu, thế là phải nghỉ học và nằm ở nhà sáu tháng trời. Thân thể khỏe mạnh của tôi bấy giờ gầy như cây rạ. Đến học kỳ mùa đông tôi mới đi học lại, vậy mà vẫn đứng thứ hai trong lớp. Mãi đến sau này trong một lần kiểm tra sức khỏe để đi Mỹ vì công việc kinh doanh, tôi mới hay mình bị viêm phổi. Thế mà trong một quãng thời gian dài như thế tôi không hề biết gì cả[/size]