Tin tức - pháp luật 2010-03-17 11:00:29

“không chồng mà chửa”,đúng hay sai?


Sau đây là 1 số ví dụ và ý kiến của người trong cuộc. Còn bạn,bạn nghĩ gì về chuyện

[size=2]“không chồng mà chửa”?[/size]

Không thể trả lời câu hỏi trên bằng những quan sát thông thường.

Chỉ biết với những cô gái như Ngô Thái Uyên, Thái Thuỳ Linh… thì sự can đảm và can trường của họ đã góp phần phá bỏ một “thế độc quyền” trong việc để người đàn bà thực hiện thiên chức làm mẹ của mình: có con không là độc quyền của những người phụ nữ có chồng – nó có quyền của mọi phụ nữ nói chung!



—–
Lối đi không ai chọn

Trong đời thực, bi kịch của những cô gái có con mà chưa có chồng, (có khi không bao giờ lấy được chồng nữa), hay có con rồi mới có chồng không nhiều hơn cũng không ít hơn những lầm lỗi đời thường bản năng của con người.

Chỉ có điều, tình cảm ấy trước đây thường là một nông nỗi éo le khổ nhục mà người đàn bà lỡ rơi vào, chứ không ai lựa chọn. Một khi đã rơi vào, người đàn bà không chồng và đứa trẻ không cha mặc nhiên bị kết một cái án câm lặng và vô hình, nhưng mãi mãi đè nặng lên đời sống tinh thần của hai mẹ con: sự khinh rẻ. Vì vậy, buộc phải câm nín nhịn nhục là một hình phạt suốt đời đới với họ. Họ không còn có quyền biện hộ cho hành động, hoàn cảnh của mình. Họ mặc nhiên bị cộng đồng xét xử, dù có thể may mắn hơn những trường hợp kể trên, không đến mức bị loại trừ khỏi cộng đồng bằng những hình phạt tàn khốc, nhưng bị coi là hiện thân cho nỗi xấu xa, nhục nhã – họ bị rơi xuống một địa vị thấp kém đến dưới mức một phụ nữ hay một đứa trẻ bình thường được hưởng.

Cũng là chuyện “không chồng mà chửa” của đàn bà, nhưng mọi sự ngày nay đã khác.

Tôi chủ động sinh con với người mình yêu

Khi cô ca sĩ Sao mai điểm hẹn Thái Thùy Linh lên báo công khai về đứa con của mình, với những lời tuyên bố mạnh mẽ. “Tôi không phải cô gái trẻ nhẹ dạ, bị lừa có bầu, và phải sinh con… Tôi chủ động có con với người mình yêu và sẽ tự nuôi con dù cho có bố nó ở bên hay không”, thì cái khối băng “im lặng nhục nhã” truyền kiếp bao đời nay của người đàn bà con gái ở vào hoàn cảnh như cô đã vỡ bung ra. Và khi nhưng im lặng, câm nín, che giấu, nhịn nhục vỡ bung, thì nó không còn là một nỗi nhục nhã nữa. Khi một đại diện của nó lên tiếng, thì nó bắt đầu có tiếng nói, tiếng nói biện hộ và bảo vệ cho hành động của mình. Bằng khẳng định: “Tôi không bị lừa có bầu… Tôi chủ động có con với người mình yêu”, Thái Thùy Linh đã đổi thế của người con gái không chồng mà chửa từ thế nạn nhân sang thế chủ động lựa chọn và quyết định.



—–
Nó đặt dư luận xã hội vào thế phải trả lời câu hỏi: Việc quyết định có con là quyền của ai? Mọi người đàn bà, bất kể tình trạng hôn nhân, đều có quyền này hay quyền này chỉ dành cho những phụ nữ có hôn nhân hợp pháp – nói nôm na là có chồng? Thực ra, về mặt pháp luật, thì từ lâu nước ta đã công nhận quyền này ở người phụ nữ, quyền mang thai sinh nở mà không cần phải được “bảo chừng”, “bảo hộ” bởi cuộc hôn nhân hợp pháp – tức là sự hợp pháp của cha đứa trẻ.

Nhưng từ những quy định, điều luật trong luật pháp đến sự công nhận trong cuộc sống, đi vào ý thức của cộng đồng lắm khi là một khoảng cách xa vời vợi. Những người đàn bà có con trước khi kịp có chồng – dù cho là có học, nhận thức cao, văn minh hiện đại – vẫn phải ở vào tình trạng đeo mặt nạ, tức là ra ngoài thì mặt câng lại, đầu ngẩng cao, hai mẹ con cùng diễn một cái vai đầy đủ, hạnh phúc, vững vàng, nhưng bên trong thì lắm khi cõi lòng tan nát, nước mắt nuốt ngược vào trong trước những ánh mắt, câu nói có nanh có vuốt, ẩn ý sâu xa chứa đầy “bom mìn sát thương” của người đời.

Nhưng đã có một người đứng lên công khai quyết định của mình, và gián tiếp thông qua đó đòi quyền công nhận của dư luận (vốn khắt khe đến khắc nghiệt) đối với cô và đứa con của cô. Cô không đồng ý để thiên hạ liệt mình vào nhóm đáng được thương hại hay lên án (dĩ nhiên hi vọng có cũng không ngông cuồng đến mức mong chờ thiên hạ vỗ tay tán thưởng), đơn giản cô đòi hỏi sự đối xử bình thường (mà bình thường là bình đẳng) với những phụ nữ có chồng khác, với những đứa trẻ có cha hợp pháp khác.

Hạnh phúc không có khuôn mẫu nào cả. Sau khi Thái Thùy Linh công khai về “gốc tích” đứa con mình, thì diễn viên Kim Hiền lại làm thiên hạ lên cơn sốt khi cho đăng những bức ảnh cưới (làm lễ tại nhà thờ) với cậu con trai 5 tuổi, đã biết diện đồ vest nâng áo cưới cho mẹ. Cô chỉ nói ngắn gọn về lễ cưới này: “Trường hợp của tôi đặc biệt”.



—–
Với cá nhân tôi , hình ảnh một cậu bé mắt tròn xoe xoe đứng nhìn mẹ và ba làm đám cưới với nhau không có gì là trái tự nhiên hay đi ngược lại thuần phong mỹ tục, trái lại, trông có vẻ gì đó rất đáng yêu và xúc động Kim Hiền thực sự là một trường hợp “có con rồi mới có chồng”, và rất may mắn cho cả hai mẹ con, cho cả người đàn ông ấy nữa, khi người cô cưới chính là cha của con mình.

Sau khi Kim Hiền làm điều này, thì những ai quan tâm đến ca sĩ Phương Thanh bắt đầu tự đặt câu hỏi, không biết đến bao giờ thì một event tương tự như vậy xảy ra với cô và bé Gà (tên ở nhà của con gái cô). Từ cô sinh bé Gà đến nay, cô không che giấu đứa con của mình, gặp ai cô cũng mang hình con ra khoe và kể về con, nhưng tuyệt đối không bao giờ nhắc đến cha bé Gà (mặc dù ai cũng biết suốt từ trước khi “thụ phấn” bé Gà đến nay, mẹ con cô vẫn sống cùng người đàn ông ấy). Người nổi tiếng thường phải có hai đời sống, đời sống cá nhân và đời sống công chúng, không phải chuyện cá nhân nào cũng đưa ra cho công chúng “thưởng lãm” được, nhưng việc Phương Thanh bí mật danh phận cha của con như vậy khiến thiên hạ tò mò thắc mắc tại sao con cô thì đã có cha, nhưng bản thân cô thì đã có chồng chưa (ở ý nghĩa chồng hợp pháp).

Bản thân Phương Thanh cũng đủ biết những dị nghị mà dư luận đặt ra cho mình. Nhưng với những phụ nữ mạnh mẽ, bản lĩnh tự thân lập thân như thế này, thì việc khi nào cưới chồng, khi nào công khai một mối quan hệ là tuỳ vào hoàn cảnh cá nhân. Họ không làm việc đó chỉ để vui lòng cha mẹ người thân, và càng không đem chuyện hệ trọng của đời người ra chỉ để “bịt mồm” dư luận.



—–
Mẫu hình gia đình truyền thống lung lay ? Chuyện có con mà chưa có chồng” ở người nổi tiếng không quá phổ biến. Cô người mẫu Xuân Lan, trước khi kiếm được chồng, đã từng nghĩ đến việc nếu kiếm một tấm chồng khó khăn quá như vậy, thì thôi cố kiếm con trước. Khi cô chia sẻ điều này qua báo chí, tôi biết hoàn toàn không phải vì một nghĩ thoáng chốc bốc đồng hay một chiêu thức tạo scandal, cô thực sự nghiêm túc và đã nghĩ đến việc nên tìm kiếm đứa con mơ ước ở đâu, ở một người đàn ông cụ thể hay qua ngân hàng tinh trùng của bệnh viện.

Những đầu óc “truyền thống” có thể lên án những cô gái như Xuân Lan, cho rằng đó là một hành động ích kỷ, chỉ nghĩ đến nhu cầu tình cảm của mình mà không nghĩ đến tương lai của đứa trẻ. Nhưng sống trong một thời đại nhiều thay đổi và đổ vỡ như ngày nay thì mô hình gia đình truyền thống (gồm có cả cha mẹ và con cái) cũng sẽ buộc phải đứng trước những thách thức, lung lay. Khi con người cá nhân được thừa nhận, nhất là ngày nay, khi một người đàn bà chưa chồng mà đã có con, thì không có nghĩa là con đường kiếm tìm hạnh phúc lứa đôi đã bị đóng sập lại, hay cuộc hành trình tìm kiếm hạnh phúc trong hôn nhân của họ đã dừng lại.



—–
Tôi sợ sống cùng người hiểu quá ít về mình

Nhà thiết kế Ngô Thái Uyên cũng là một “ca” khiến nhiều người thấy không giải mã nổi. Tài danh, xinh đẹp, trẻ tuổi, dập dìu người đưa kẻ rước, đùng một cái cô có bầu, trong khi danh tính của cha đứa bé thì cô dấu nhẹm. Khi cậu con trai vừa được hai tuổi, thì cô lại… có bầu và hạ sinh một bé gái xinh xắn (nay bé trai đã 6 tuổi, bé gái đã 4 tuổi). Thế là quý cô sinh năm 1975 này đã trai gái đủ cả, chỉ chưa kết hôn ( và có lẽ vì thế mà cả hai con đều mang họ mẹ).

Công chúng ngỡ ngàng trước những quyết định của Ngô Thái Uyên và tha hồ đồn đoán về cha hai đứa bé, anh ta là ai? Là một, hay hai người? Dân ‘thạo tin” thì cho rằng hai con cô cùng một cha và còn chỉ ra đích danh đấy là ai. Với Ngô Thái Uyên trà lời báo chí về lý do cô chưa (hay không) cưới cha của các con của mình, cô nói: “Tôi không sợ hôn nhân. Nhưng tôi sợ sống với người biết quá ít về mình”. Và cũng cho biết thêm cô đang chờ đợi người đàn ông thực sự của mình”.



—–
Hoàng Anh, người biết đến như là vợ (hiện nay là vợ cũ) của diễn viên Huy Khánh và là diễm cuối cùng của Trịnh Công Sơn, trước khi đến với Huy Khánh cũng từng có hai cô con gái sinh đôi, mà đến nay người ta vẫn không biết người đàn ông “thụ phấn” cùng cô là ai. Nhưng có một điều ai cũng biết, cũng như Thái Thuỳ Linh, cô không phải là nạn nhân của một vụ lường gạt, mà cô chủ động có con với người cô yêu (hay cô chọn). Và sau này, cô kết hôn với một chàng diễn viên đẹp trai vào hàng “đã được xếp hạng” và còn ít tuổi hơn cô.

Trong số những người nổi tiếng ở vào trường hợp “con trước chồng sau”, thì dường như chỉ có ca sĩ Hiền Thục là nạn nhân. Cô có thai với người minh yêu, nhưng giữa đường đứt gánh, cô phải lánh về quê sinh nở. Thời gian đầu, khi mới trở lại thành phố và trở lại ca hát, cô lẩn tránh những câu hỏi liên quan đến thời gian “mất tích” của mình và đứa con trong nhà cô. Khi bị dồn ép quá, cô từng phủ nhận mối quan hệ mẹ – con với bé Gia Bảo. Nhưng sau đấy, tình mẫu tử mạnh hơn hết thảy, đã đưa cô vượt qua những sĩ diện, lo âu, sợ hãi, toan tính.. để lấy hết dũng khí đứng lên tuyên bố: Vâng, bé Gia Bảo là con gái của tôi. Con của một mình tôi. Điều gì khiến họ quyết định mạnh mẽ đến vậy?

Điều gì đã khiến những bà mẹ trẻ này quyết định có con trước cả khi họ chưa kịp có chồng? Trước cả khi tìm kiếm được cho mình mọt người chồng như ý? “Chính danh” cho mình và đứa con phải chăng đã không còn chút ý nghĩa với họ trong xã hội ngày nay?



—–
Thực ra, mỗi người một lý do, một uẩn khúc riêng, nhưng chẳng có ai trong số họ phủ nhận vai trò của người đàn ông đối với một người đàn bà và những đứa trẻ. Chỉ có điều, họ đủ mạnh mẽ và đủ điều kiện để không xem người đàn ông như một chỗ dựa, một bờ vai duy nhất, một cái cột cái trong gia đình nữa. Họ đòi hỏi người đàn ông như một người bạn tri âm, một người bạn đồng hành với họ trong cuộc sống, trong quá trình xây dựng hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái – chứ không chỉ đơn giản là cần một người đàn ông đồng ý lấy họ làm vợ, đồng ý cho họ những đứa con và mỗi tháng đưa họ một ít tiền. Cũng có những phụ nữ quan niệm họ không nhất thiết phải (và chỉ) có con với người chồng tương lai của họ. Cái họ muốn là có con với người đàn ông họ yêu, người đàn ông được họ lựa chọn. Nhưng người đàn ông này đôi khi lại đang ở trong một hoàn cảnh nào đó mà chưa thể (hay không thể cưới họ được – thì lúc này họ cũng đành “có con rồi mới tìm cha”.

Vấn đề đặt ra là, đây chỉ là những hiện tượng riêng lẻ hay là những tín hiệu báo hiệu sự trỗi dậy của thế giới phụ nữ ở một góc độ khác, báo hiệu sự lung lay và nguy cơ tan rỡ của mẫu hình gia đình truyền thống, gồm có có cha mẹ và con cái, để thay vào đó mẫu hình gia đình kiểu “ba mẹ đơn thân”- người đàn ông chỉ còn trách nhiệm (hay vai trò) gây giống, mà không còn vai trò cấp dưỡng và bảo vệ. Người ta cũng tự hỏi, phụ nữ cứ thích có thể sinh con mà không cần đứa con đó phải có bố, là một nhu cầu mang tính nhân văn hay chỉ là một bước đi quá đà của phong trào bình đẳng nam – nữ?

Không thể trả lời những câu hỏi trên bằng những quan sát thông thường. Chỉ biết với những cô gái như Ngô Thái Uyên, Thái Thuỳ Linh… thì sự can đảm và can trường của họ đã góp phần phá bỏ một “thế độc quyền” trong việc để người đàn bà thực hiện thiên chức làm mẹ của mình: có con không là độc quyền của những người phụ nữ có chồng – nó có quyền của mọi phụ nữ nói chung!
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)