Cách đây 4 năm, khi Cristiano Ronaldo lập kỷ lục chuyển nhượng 92 triệu euro (80 triệu bảng) từ Manchester United sang Real Madrid, trang web footballspeak đã đưa ra một so sánh vui: Florentino Perez có thể làm gì với số tiền ấy nếu không mua Ronaldo?
Số tiền mua Bale có thể đủ để mua nguyên cả một đội hình như trên |
120 triệu có thể làm được những gì?
Với 92 triệu euro, Madrid có thể cứ 15 giờ lại mua một chiếc xe Lambourghini Gallardo, và duy trì điều này trong suốt một năm. Họ cũng có thể “tậu” được 40 căn nhà liền kề hạng trung ở Anh, nơi giá nhà đất đắt đỏ bậc nhất châu Âu. Đơn giản hơn nữa, số tiền ấy có thể mua được 533,3 triệu gói bánh snack nhãn hiệu “Người ngoài hành tinh” khá phổ biển ở Anh.
Bale có thể đắt hơn Ronaldo những 30 triệu euro. La Masia hẳn sẽ rất ghen tỵ, vì ngân sách một năm của lò đào tạo trứ danh này chỉ là 5 triệu euro. Tức không mua Bale, Madrid có thể “nuôi” học viện trẻ của Barca trong… 24 năm. Udinese, với ngân sách 44 triệu/ mùa, có thể vận hành trong 3 năm không cần suy nghĩ với số tiền ấy. Nếu Madrid không hứng thú với Bale, họ cũng có thể “nuôi” nhà vô địch Ligue 1 năm 2012 là Montpellier được trong 4 năm.
Bale có thể sang Madrid với cái giá gấp rưỡi số tiền bán vé cả mùa của Chelsea (khoảng 80 triệu euro), gấp đôi số tiền vé cả mùa của Tottenham Hotspur. Với 120 triệu, theo trang transfermarkt.de, Madrid có thể mua được hơn một nửa số cầu thủ đang chơi ở giải VĐQG Thụy Điển.
Phóng tầm mắt ra ngoài bóng đá, chúng ta có một con số hơi đáng buồn chút: 120 triệu euro có thể cứu cho một nước châu Phi có dân số 24 triệu người thoát khỏi nạn đói.
Nhưng bóng đá là cuộc chơi của thị hiếu
Khi Ronaldo khoác lên mình chiếc áo trắng in số 9 của Madrid vào năm 2009, một ngành “công nghiệp” đã chuyển mình mạnh mẽ tại Bernabeu: Chỉ sau lễ ra mắt 2 tiếng đồng hồ, 2 nghìn chiếc áo của anh đã được bán hết veo, tức cứ 1 phút, Madrid bán được 16 chiếc áo của ngôi sao người Bồ. Từ cách đây 3 năm, doanh thu từ bán áo Ronaldo đã chạm mốc 100 triệu euro, với 1,2 triệu chiếc đã tiêu thụ.
Sức hút ấy giải thích tại sao 120 triệu euro lại không chảy về một nước châu Phi nghèo đói xa xôi, mà sắp được sử dụng để mua một cầu thủ bóng đá. Đó là một môn thể thao đã xa xỉ hóa đi rất nhiều, nhưng những gì đang diễn ra cũng phản ánh rằng nó đang tuân theo đúng quy luật của thị hiếu. Bóng đá được hàng tỷ người theo dõi, truyền cảm hứng đi toàn cầu, và ngay cả khi châu Âu oằn mình trong nợ nần với hàng triệu người thất nghiệp, thì các CĐV đôi khi vẫn “lờ” đi tất cả để có một tấm vé vào xem đội bóng họ yêu thích thi đấu.
Cách đây 4 năm, vụ chuyển nhượng Ronaldo cũng từng bị đánh giá rằng là quá xa xỉ, nhưng Madrid đã chơi một canh bạc xứng đáng, và chiến thắng. Vụ Bale bây giờ cũng vậy. Không ai biết được rằng Madrid sẽ đi những bước nào tiếp theo để biến anh trở thành một trong những cái tên đáng chú ý nhất. Một cuộc chơi tốn tiền, nhưng vào thời điểm này, chưa thể nói rằng đó là một quyết định không hợp lý.
Cách đây hơn 100 năm, sau khi Willie Groves chuyển từ West Brom sang Aston Villa vào năm 1893 với giá kỷ lục là… 100 bảng, dư luận cũng đã từng cho rằng bỏ ra từng ấy tiền cho một cầu thủ bóng đá là điêu không tưởng đã trở thành sự thực. Nhưng chỉ sau 10 năm, Andy McCombia đã chia tay Sunderland để chuyển sang Newcastle với mức giá gấp 7 lần (700 bảng), và cho đến nay, con số kỷ lục vẫn đang là 80 triệu bảng (Ronaldo). Gấp 80 nghìn lần sau một thế kỷ!
[/justify]
[justify]Quả bóng đã lăn theo vòng quay của thị hiếu, và bây giờ, không có gì bất hợp lý, nếu Bale có thể xóa vết chân của Ronaldo để tạo ra một kỷ lục mới.[/justify]
[justify] [/justify]