Cháu thích anh nhưng ấn tượng không tốt về trai Hà Nội vẫn cứ ám ảnh cháu (Ảnh minh họa)
[justify]Thưa bác sĩ Liêm!
Cháu quê gốc ở miền Trung. Sau khi tốt nghiệp đại học tại Đà Nẵng, cháu được học bổng theo học một chương trình thạc sĩ tại Hà Nội. Khóa học chỉ kéo dài hơn 10 tháng nên người yêu cháu cũng vui vẻ đồng ý để cháu “thân gái dặm trường”. Chúng cháu đã yêu nhau được 3 năm và cùng hẹn khi cháu học xong sẽ về làm đám cưới. Người yêu cháu làm cho một công ty tin học tại Đà Nẵng. Trước lúc ra Hà Nội, không hiểu sao bạn bè và người thân, ai cũng nhắc cháu phải cẩn thận với trai Hà Nội. Ấn tượng cá nhân của cháu với trai Hà Nội cũng rất xấu: Hai cô bạn gái của cháu đều bị trai Hà Nội “đá” sau khi đã “no xôi chán chè”.
Thời gian đầu cháu liên tục gọi điện và chát chít với người yêu và bạn bè. Lần đầu tiên đi học xa, cháu thấy cuộc sống ở Hà Nội rất xô bồ, không thân thiện. Ngay từ sân bay về KTX của trường, cháu đã bị taxi chặt chém với giá cao gấp đôi bình thường. Rồi xe ôm thấy cháu là người lạ cũng lấy giá cao hơn rất nhiều lần. Rồi cháu bị mất ví khi vào siêu thị mua đồ.
Cháu nhớ nhà và hay khóc một mình trong tháng đầu tiên ở Hà Nội. Ý định bỏ dở chương trình xuất hiện nhiều lần trong đầu cháu nhưng người yêu cháu động viên là hãy cố gắng. Đang lúc cháu khủng hoảng nhất thì một anh trong lớp chủ động nói chuyện với cháu. Anh học chỉ ở mức bình thường vì đang làm việc cho một công ty nước ngoài. Anh bảo nếu cháu cần gì cứ gọi anh. Nghe anh nói thế thì cháu cũng biết vậy vì cháu vẫn nghĩ không thể tin được vào trai Hà Nội.
Nhưng tối hôm ấy cháu bị sốt cao. Chẳng có ai thân thiết ở bên cạnh. Cháu đành phải gọi cho anh, 12 giờ đêm anh đến và bắt taxi đưa cháu vào viện. Cháu bị sốt xuất huyết phải nằm viện gần một tuần. Anh bảo cháu chưa cần gọi điện thông báo về nhà vì như thế mọi người sẽ lo lắng và nếu người nhà có ra Hà Nội thì cũng rất tốn kém. Anh bảo cứ để anh lo. Không có gì phải nghĩ ngợi cả. Anh thuê một phòng riêng cho cháu. Anh thuê luôn cả một người giúp việc chăm sóc cháu. Buổi tối anh mang máy tính đến làm việc và trông cháu luôn. Anh ít nói, cháu hỏi gì trả lời nấy. Cháu hỏi anh có người yêu chưa? Anh trả lời có rồi nhưng mới bỏ nhau. Cháu hỏi sao anh tốt với cháu thế? Anh trả lời anh thích cháu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cháu hỏi cháu đã có người yêu rồi thì sao? Anh trả lời không quan trọng. Cháu hỏi nếu cháu không còn cái ngàn vàng nữa thì thế nào? Anh im lặng. Cháu hỏi làm sao cháu trả hết ơn của anh bây giờ? Anh bảo quên chuyện đó đi.
Từ khi cháu được ra viện, ngày nào cháu cũng gọi cho anh gần chục cuộc điện thoại chỉ để hỏi những cái rất nhỏ nhặt. Trong khi người yêu cháu gọi ra thì cháu chỉ muốn nghe cho xong. Cháu luôn lấy lý do là bận học để người yêu cháu không làm phiền. Rồi có lần trong phòng cháu có chuột. Cháu rất sợ chuột nên gọi điện cho anh khi đã 1 giờ sáng. Chỉ một lúc sau anh đã có mặt cùng bảo vệ KTX lên giúp cháu đuổi chuột. Lúc ấy cháu cảm động lắm và chỉ muốn ôm chặt lấy anh. Ý chí và con tim cháu đang “tấn công” nhau quyết liệt bác sĩ ạ. Cháu có linh cảm là con tim cháu đã nghiêng hẳn về phái anh rồi. Nhưng ý chí của cháu thì lại nói cháu đã có người yêu ở Đà Nẵng và không thể tin được trai Hà Nội. Mặc dù anh chưa có hành vi gì khiếm nhã với cháu, thậm chí còn chưa chạm vào người cháu bác sĩ ạ.
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Vốn yêu là gì?
Chào cô sinh viên Đà Nẵng!
Cách đây mấy tháng tôi cũng đã trả lời thư của một bạn nữ liên quan đến “trai Hà Nội” và sau đó tôi đã nhận được nhiều phản hồi rất gay gắt.
Tôi xin nói về hai vế luôn luôn tương quan với nhau chặt chẽ là văn hóa của môi trường sống và văn hóa riêng của mỗi người do giáo dục, học thức và kế thừa mà có.
Dưới góc độ xã hội học thì con người tác động lên môi trường và thay đổi nó, và môi trường ảnh hưởng đến việc hội nhập của mỗi người. Nếu các bạn sinh viên chuyên ngành xã hội học đã đọc sách của Weber và Mauss thì thấy là con người càng đông đúc thì tánh tình càng phòng thủ, đối địch, lừa đảo, có hành vi phi luật xã hội, ảnh hưởng đến quan niệm gia đình và việc sinh con cái.
Dưới góc độ địa lý đặc thù của Việt Nam, từ lúc Trịnh – Nguyễn phân ranh vào thế kỷ 16 thì người Việt mình hay nói “vô Nam, ra Bắc”; “đằng trong” (thiện cảm hơn) với “đằng ngoài” (lo ngại hơn). Từ đó có nhiều ấn tượng tốt xấu, khách quan và chủ quan khác nhau gọi là thành kiến và sự thật của dân tộc, đất nước và khí hậu. Ở phạm vi nhỏ hơn, con người thích cái đẹp cái tốt thì cảm xúc đó bình thường vì đúng như mình mong muốn chờ đợi. Khi gặp cái vô duyên hay cái xấu thì khuynh hướng là tổng quát hóa tình hình để nhìn nhận mình là nạn nhân, một cách tự bào chữa vì sao không đủ cảnh giác.
Về tâm lý, ai cũng hy vọng cuộc sống mình khá lớn, đẹp hơn, sang hơn. Trong văn hóa tộc trưởng thì thường nam “hơn” nữ hay bằng nhau (tuổi tác, học thức, địa vị…). Do đó, đàn ông thích có bạn gái và vợ để giúp nâng mình lên (trong công việc làm ăn, trợ giúp trong gia đình, vuốt ve…). Còn phái nữ thì nói đến cùng – mong muốn phải có bạn trai xứng đáng với sắc đẹp của mình, sự dịu dàng của mình (học vấn cao, có nhiều tiền…) để hãnh diện với gia đình cũng như xã hội. Như thế, cả hai sẽ cùng “đi thang máy” lên một tầng lầu.
Cũng phải nói thêm, phương tiện là yếu tố để “được” việc mà khó biết trước đó có phải là một tánh của người tốt: Biết cho mà không tính toán thiệt hơn hoặc đó không phải là một chiến lược chinh phục để sau đó có lý do đổi chác, ràng buộc người ta như một món nợ đời.
Nhiều tình yêu đẹp (nhưng nghèo) thời trẻ tan rã khi lập nghiệp: Đó là bằng chứng tình yêu = số vốn. Như thế vốn yêu là gì? Là lựa chọn theo hướng mình muốn đi lâu dài mà người yêu là người đồng hành. Vì không ai biết trước tương lai nên văn hóa truyền thống dựa trên… vi, tôn giáo, lời khuyên của ông bà… Ít nhất là phải xin ý kiến người lớn trong gia đình… Nên ý thức được rằng gia đình thường suy nghĩ theo quyền lợi của người thân là trên hết. Cho dù cháu có thay đổi quan điểm hay không thì cháu nên tự đặt cho mình một số câu hỏi: Với người này, ta có tự do không? Ta có thể cùng sống đến già được không? Người ấy có là một người cha tốt cho các con của mình không?…
[/justify]
Cháu quê gốc ở miền Trung. Sau khi tốt nghiệp đại học tại Đà Nẵng, cháu được học bổng theo học một chương trình thạc sĩ tại Hà Nội. Khóa học chỉ kéo dài hơn 10 tháng nên người yêu cháu cũng vui vẻ đồng ý để cháu “thân gái dặm trường”. Chúng cháu đã yêu nhau được 3 năm và cùng hẹn khi cháu học xong sẽ về làm đám cưới. Người yêu cháu làm cho một công ty tin học tại Đà Nẵng. Trước lúc ra Hà Nội, không hiểu sao bạn bè và người thân, ai cũng nhắc cháu phải cẩn thận với trai Hà Nội. Ấn tượng cá nhân của cháu với trai Hà Nội cũng rất xấu: Hai cô bạn gái của cháu đều bị trai Hà Nội “đá” sau khi đã “no xôi chán chè”.
Thời gian đầu cháu liên tục gọi điện và chát chít với người yêu và bạn bè. Lần đầu tiên đi học xa, cháu thấy cuộc sống ở Hà Nội rất xô bồ, không thân thiện. Ngay từ sân bay về KTX của trường, cháu đã bị taxi chặt chém với giá cao gấp đôi bình thường. Rồi xe ôm thấy cháu là người lạ cũng lấy giá cao hơn rất nhiều lần. Rồi cháu bị mất ví khi vào siêu thị mua đồ.
Cháu nhớ nhà và hay khóc một mình trong tháng đầu tiên ở Hà Nội. Ý định bỏ dở chương trình xuất hiện nhiều lần trong đầu cháu nhưng người yêu cháu động viên là hãy cố gắng. Đang lúc cháu khủng hoảng nhất thì một anh trong lớp chủ động nói chuyện với cháu. Anh học chỉ ở mức bình thường vì đang làm việc cho một công ty nước ngoài. Anh bảo nếu cháu cần gì cứ gọi anh. Nghe anh nói thế thì cháu cũng biết vậy vì cháu vẫn nghĩ không thể tin được vào trai Hà Nội.
Nhưng tối hôm ấy cháu bị sốt cao. Chẳng có ai thân thiết ở bên cạnh. Cháu đành phải gọi cho anh, 12 giờ đêm anh đến và bắt taxi đưa cháu vào viện. Cháu bị sốt xuất huyết phải nằm viện gần một tuần. Anh bảo cháu chưa cần gọi điện thông báo về nhà vì như thế mọi người sẽ lo lắng và nếu người nhà có ra Hà Nội thì cũng rất tốn kém. Anh bảo cứ để anh lo. Không có gì phải nghĩ ngợi cả. Anh thuê một phòng riêng cho cháu. Anh thuê luôn cả một người giúp việc chăm sóc cháu. Buổi tối anh mang máy tính đến làm việc và trông cháu luôn. Anh ít nói, cháu hỏi gì trả lời nấy. Cháu hỏi anh có người yêu chưa? Anh trả lời có rồi nhưng mới bỏ nhau. Cháu hỏi sao anh tốt với cháu thế? Anh trả lời anh thích cháu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cháu hỏi cháu đã có người yêu rồi thì sao? Anh trả lời không quan trọng. Cháu hỏi nếu cháu không còn cái ngàn vàng nữa thì thế nào? Anh im lặng. Cháu hỏi làm sao cháu trả hết ơn của anh bây giờ? Anh bảo quên chuyện đó đi.
Từ khi cháu được ra viện, ngày nào cháu cũng gọi cho anh gần chục cuộc điện thoại chỉ để hỏi những cái rất nhỏ nhặt. Trong khi người yêu cháu gọi ra thì cháu chỉ muốn nghe cho xong. Cháu luôn lấy lý do là bận học để người yêu cháu không làm phiền. Rồi có lần trong phòng cháu có chuột. Cháu rất sợ chuột nên gọi điện cho anh khi đã 1 giờ sáng. Chỉ một lúc sau anh đã có mặt cùng bảo vệ KTX lên giúp cháu đuổi chuột. Lúc ấy cháu cảm động lắm và chỉ muốn ôm chặt lấy anh. Ý chí và con tim cháu đang “tấn công” nhau quyết liệt bác sĩ ạ. Cháu có linh cảm là con tim cháu đã nghiêng hẳn về phái anh rồi. Nhưng ý chí của cháu thì lại nói cháu đã có người yêu ở Đà Nẵng và không thể tin được trai Hà Nội. Mặc dù anh chưa có hành vi gì khiếm nhã với cháu, thậm chí còn chưa chạm vào người cháu bác sĩ ạ.
Cháu cảm ơn bác sĩ!
T.Huệ
Cháu có linh cảm là con tim cháu đã nghiêng hẳn về phái anh rồi (Ảnh minh họa)
Vốn yêu là gì?
Chào cô sinh viên Đà Nẵng!
Cách đây mấy tháng tôi cũng đã trả lời thư của một bạn nữ liên quan đến “trai Hà Nội” và sau đó tôi đã nhận được nhiều phản hồi rất gay gắt.
Tôi xin nói về hai vế luôn luôn tương quan với nhau chặt chẽ là văn hóa của môi trường sống và văn hóa riêng của mỗi người do giáo dục, học thức và kế thừa mà có.
Dưới góc độ xã hội học thì con người tác động lên môi trường và thay đổi nó, và môi trường ảnh hưởng đến việc hội nhập của mỗi người. Nếu các bạn sinh viên chuyên ngành xã hội học đã đọc sách của Weber và Mauss thì thấy là con người càng đông đúc thì tánh tình càng phòng thủ, đối địch, lừa đảo, có hành vi phi luật xã hội, ảnh hưởng đến quan niệm gia đình và việc sinh con cái.
Dưới góc độ địa lý đặc thù của Việt Nam, từ lúc Trịnh – Nguyễn phân ranh vào thế kỷ 16 thì người Việt mình hay nói “vô Nam, ra Bắc”; “đằng trong” (thiện cảm hơn) với “đằng ngoài” (lo ngại hơn). Từ đó có nhiều ấn tượng tốt xấu, khách quan và chủ quan khác nhau gọi là thành kiến và sự thật của dân tộc, đất nước và khí hậu. Ở phạm vi nhỏ hơn, con người thích cái đẹp cái tốt thì cảm xúc đó bình thường vì đúng như mình mong muốn chờ đợi. Khi gặp cái vô duyên hay cái xấu thì khuynh hướng là tổng quát hóa tình hình để nhìn nhận mình là nạn nhân, một cách tự bào chữa vì sao không đủ cảnh giác.
Về tâm lý, ai cũng hy vọng cuộc sống mình khá lớn, đẹp hơn, sang hơn. Trong văn hóa tộc trưởng thì thường nam “hơn” nữ hay bằng nhau (tuổi tác, học thức, địa vị…). Do đó, đàn ông thích có bạn gái và vợ để giúp nâng mình lên (trong công việc làm ăn, trợ giúp trong gia đình, vuốt ve…). Còn phái nữ thì nói đến cùng – mong muốn phải có bạn trai xứng đáng với sắc đẹp của mình, sự dịu dàng của mình (học vấn cao, có nhiều tiền…) để hãnh diện với gia đình cũng như xã hội. Như thế, cả hai sẽ cùng “đi thang máy” lên một tầng lầu.
Cũng phải nói thêm, phương tiện là yếu tố để “được” việc mà khó biết trước đó có phải là một tánh của người tốt: Biết cho mà không tính toán thiệt hơn hoặc đó không phải là một chiến lược chinh phục để sau đó có lý do đổi chác, ràng buộc người ta như một món nợ đời.
Nhiều tình yêu đẹp (nhưng nghèo) thời trẻ tan rã khi lập nghiệp: Đó là bằng chứng tình yêu = số vốn. Như thế vốn yêu là gì? Là lựa chọn theo hướng mình muốn đi lâu dài mà người yêu là người đồng hành. Vì không ai biết trước tương lai nên văn hóa truyền thống dựa trên… vi, tôn giáo, lời khuyên của ông bà… Ít nhất là phải xin ý kiến người lớn trong gia đình… Nên ý thức được rằng gia đình thường suy nghĩ theo quyền lợi của người thân là trên hết. Cho dù cháu có thay đổi quan điểm hay không thì cháu nên tự đặt cho mình một số câu hỏi: Với người này, ta có tự do không? Ta có thể cùng sống đến già được không? Người ấy có là một người cha tốt cho các con của mình không?…
Thân
Bác sĩ Liêm
[/justify]
(Theo Sinh viên Việt Nam)