[size=1]Không thể vì vụ án cướp vàng mà sửa Luật[/size] [size=2]Để tiếp tục rộng đường dư luận trước làn sóng “đòi” xử tử hung thủ “tuổi teen” Lê Văn Luyện, PV đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Trần Đình Triển.[/size] [size=2]
[/size]
[size=2]Thưa luật sư, hiện nay, dư luận đang hết sức bất bình trước thông tin không thể tử hình hung thủ vụ thảm sát tiệm vàng vì đối tượng gây án trong độ tuổi vị thành niên. Có thể lý giải như thế nào về quy định có tính chất nhân đạo này?
Điều 74, chương 10 của Bộ Luật hình sự quy định rất rõ: “ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.[/size] [size=2]
Chính sách này của pháp luật có hai căn cứ cơ bản là y học của khoa học và đạo đức.[/size]
[size=2]Luật sư Trần Đình Triển[/size]
[justify][size=2]Về mặt khoa học nói chung, đối với mọi người từ 18 tuổi trở lên, sự phát triển của trí não, thùy não cũng như trí tuệ của họ mới thực sự hoàn thiện. Đối với những người dưới 18 tuổi thì khoa học trong học lý đã khẳng định rằng bộ não và nhận thức của họ chưa hoàn thiện.[/size][/justify]
[size=2]Căn cứ thứ hai là về mặt đạo đức. Từ những nhận thức chưa hoàn thiện đó của trẻ vị thành niên, luật pháp chúng ta đã đưa ra những quy định thể hiện chính sách nhân đạo của khoa học hình sự trong bộ luật hình sự, trong đường lối của Đảng và truyền thống đạo đức của người Việt Nam bao đời nay.[/size]
[size=2]Cả xã hội chấn động và đau lòng trước hành vi phạm tội của Lê Văn Luyện[/size]
[justify][size=2]Theo ông, với những hành vi phạm tội man rợ của Lê Văn Luyện, bản án cao nhất là 18 năm tù có thỏa đáng và đủ tính chất răn đe?
Trước hết, bản thân tôi cảm thấy đau lòng vì một trẻ vị thành niên chưa tròn 18 tuổi như Luyện lại có những hành xử vô cùng dã man và tàn bạo. Hậu quả mà Luyện gây ra khiến cả xã hội chấn động và đau lòng. Tuy nhiên, mọi công dân đều bình đẳng trong pháp luật. Luyện có phạm tội thế, phạm tội nữa cũng không thay đổi.[/size] [size=2]
Chúng ta cũng không thể nói bản án 18 năm tù thiếu tính chất răn đe. Vì mục đích của luật pháp đưa ra là để trừng trị kẻ ác và giáo dục, phòng ngừa. Ở trường hợp này, cả hai yếu tố đó đã được đảm bảo. Sở dĩ, dư luận bức xúc vì.. không tính đến Luyện vẫn nằm trong độ tuổi vị thành niên.[/size][/justify]
[size=2]Hơn thế nữa, pháp luật vốn dĩ được đúc kết từ ý chí của toàn dân, cho nên, việc Luyện nhận hình phạt quy định tại điều 74, chương 10 Bộ luật hình sự, theo tôi là điều hợp lý.[/size]
[size=2]Nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta nên sửa đổi Luật để có những bản án xác đáng hơn. Ý kiến của ông ra sao?[/size]
[size=2]Trong bộ luật hình sự, luật tố tụng hình sự hay những quy định của pháp luật khác, bên cạnh những quy định phù hợp với điều kiện khách quan của đời sống, kinh tế, chính trị… cũng có nhiều quy định đã bị lạc hậu hay không phù hợp với sự tiến triển của xã hội, cần thiết có sự sửa đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng ta không phải vì một vụ việc mà có thể yêu cầu sửa đổi luật.
Vấn đề ở đây là qua trường hợp của Luyện cũng như nhiều vụ việc khác, ví như đánh nhau trong các trường học… có thể nhận thấy tình trạng trẻ em phạm tội càng ngày càng có xu hướng tăng lên. Chúng ta không cần thay đổi quy định của bộ luật hình sự để đảm bảo tính răn đe mà đối với trường hợp trẻ vị thành niên phạm tội, cơ bản là phải nâng cao vai trò của Nhà nước, xã hội, gia đình trong việc giáo dục trẻ.[/size] [size=2]
Đồng thời, chúng ta cần nâng cao dân trí để không chỉ đối với trẻ vị thành niên mà người thành niên phải thấm nhuần tư tưởng, truyền thống đạo đức “thương người như thể thương thân”, có tình thương yêu với đồng loại.[/size]
[size=2]Lâu nay, có nhiều vụ án, chỉ vì từ 500 nghìn đến một triệu bạc mà người ta có thể đâm chém lẫn nhau, thậm chí thuê mướn để đâm chém nhau… Đây thực sự là một dấu hiệu báo động trong xã hội.[/size]