Ở Việt Nam, mốt chơi giông Axolotl được dân mê sinh vật cảnh rỉ tai nhau từ năm 2010, ban đầu rộ lên tại khu vực phía Nam, sau này lan ra Bắc. Tuy nhiên, độ hiếm của loài sinh vật này khiến cho một con giông nhỏ chỉ bằng ngón tay đã có giá lên tới cả triệu đồng, dù hiện tại, thị trường sinh vật cảnh du nhập nhiều loài lạ.
Trên các diễn đàn sinh vật cảnh Việt Nam, không dễ để tìm mua loài “khủng long 6 sừng này”. Một số rao vặt được đưa lên từ năm 2012, đến nay vẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều người mê sinh vật cảnh. Tại Biên Hòa, chủ petshop Ken cho biết, giông Axolotl kích thước 15 cm có giá 1 triệu đồng/con.
Tại TP.HCM, năm 2009, khi mốt chơi giông Axolotl nở rộ, giá mỗi con trưởng thành dài 18 cm lên tới 100 USD, còn loại nhỏ khoảng 10 cm giá khoảng 50 USD/con nhưng vẫn có khách mua. Hiếm nhất là loài Axolotl bạch tạng toàn thân màu trắng, mắt hồng, trên mình không có vệt đen, giá lên tới vài triệu đồng cho một con không phải hiếm.
Con "khủng long 6 sừng" được rao bán 35 USD trên mạng mua bán trực tuyến. |
Theo Nam, nguyên nhân khiến cho giông Axolotl một thời được săn lùng là sự độc đáo của loài vật này. Cả cuộc đời giông đều có hình dạng như ấu trùng nên kích thước nhỏ. “Ngoài ra, theo như đặc tính, loài 'khủng long 6 sừng' này có thể tái sinh nhiều bộ phận trên cơ thẻ, chẳng hạn như mất đi một chân thì có thể tự mọc ra chân khác… rất thú vị nên khá hút khách”, Nam chia sẻ. Tuy nhiên, vì “khó tính” và khá hiếm ở Việt Nam, sau lại lại bị các trào lưu khác như nuôi cá đuối, cua ma… lấn át, nên mốt chơi giông Axolotl rộ lên trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012, hiện tại trầm lắng hơn.
Clip bán giông Axolotl trên mạng xã hội. Chủ nhân của clip này cho hay mỗi năm anh phối giống khoảng 1.000 cá thể Axolotl. Giá bán mỗi con "khủng long 6 sừng" bạch tạng là 80 USD, còn loài đen là 40 USD. |
Trên mạng mua bán trực tuyến eBay, loài “khủng long 6 sừng” cũng được rao bán nhiều với giá từ 35 đến 40 USD/con, tương đương khoảng hơn 800.000 đồng tiền Việt. Khó nuôi và khó chăm sóc, nên hầu như dân chơi sinh vật cảnh ở Việt Nam dù rất mê loài giông đáng yêu này vẫn phải ngậm ngùi không dám mua ồ ạt.
Mạnh Cường
Theo Infonet