[size=1]Một cô gái đã phản pháo lại hiện tượng “khoe của trên mạng” bằng cách “khoe bằng cấp”, nhưng xem ra sự phản pháo này đã gây phản cảm trong giới trẻ.[/size]
Gần đây, một cô gái Trung Quốc đã tự tung lên mạng những bức ảnh bản thân được “bao vây” bởi đủ thứ bằng cấp kèm theo thông điệp “đầu tư bất động sản không bằng thi lấy bằng, sùng bái tiền bạc không bằng sùng bái tri thức” được đăng nguyên văn dưới đây:
“Bổn cô nương gần đây thấy khó chịu khi thấy hết em này đến em kia lên mạng khoe của, sùng bái tiền bạc. Nào là tiền như rác, xe BMW, say máy bay, Mercedes girl… thậm chí còn có những kẻ không có tiền mà kêu gào đòi ngồi xe sành điệu. Tóm lại ngoài tiền bạc, xe cộ, biệt thự, từ trước tới nay chưa có gì mới mẻ. Có bản lĩnh thì hãy giống chị trở thành ngôi sao trên mạng QQ, thế mới gọi là có năng lực, hiểu không?
Chị tự cảm thấy mình cũng khá xinh, vóc dáng cũng tạm ổn. Quan trọng nhất là, chị tốt nghiệp đại học Bắc Kinh, không chỉ mới năm thứ hai đã qua được tiếng Anh cấp 6, tin học cấp 2, sau khi tốt nghiệp lại liên tục lấy được bằng luật sư, kế toán, Cisco CCNP, CCIE, CFAA, CFAI quốc tế và rất nhiều các bằng cấp khác.
Chị không phải vì bằng cấp mà đi thi, mà là để nắm bắt thêm kiến thức và chứng minh thêm kỹ năng. Có những thứ bằng này trong tay, chị không cần đội nắng đội mưa, đi chen lấn xô đẩy trong tàu điện ngầm, trên xe buýt, ngồi ở nhà vẫn có thể kiếm được tiền.
Những em gái khoe của, chị phải khoe bằng đây! Nhìn cái giường này bé quá kìa.
Nhìn xem tất cả những thứ này đều là tâm huyết của chị, không biết được chị đã phải thức bao nhiêu đêm, hy sinh bao nhiêu thời gian quý báu. Những tấm bằng mà chị thi được, lớn lớn bé bé có tới mấy chục chiếc, đây chỉ là một phần nhỏ. Đương nhiên, chị vẫn chưa có sổ đỏ, giấy đăng ký kết hôn. Phương châm của chị là: “đầu tư bất động sản không bằng thi lấy bằng, sùng bái tiền bạc không bằng sùng bái tri thức”. Dựa vào sự giàu có của cha mẹ sẽ không được mọi người tôn trọng, kiếm tiền dựa vào năng lực của mình mới đáng tự hào. Bình thường thì chị vẫn viết bài cho môt vài tạp chí danh tiếng, còn bán hàng trên mạng, tiện thể cũng làm thêm tại mấy công ty trên mạng của bạn bè. Linh ta linh tinh cộng lại, mỗi tháng vào tài khoản ít cũng phải 7.000 đến 8.000 tệ, nhiều cũng phải tầm hai ba vạn.
Trước đây đã từng có công tử tự nhận mình là con nhà đại gia lái xe Porsche theo đuổi chị, đến khi nói chuyện thì phát hiện ra anh ta đến Giăng giắc Rút-xô, Montesquieun cũng không biết là ai, thật là thiếu hiểu biết trầm trọng! Những người thế này cho dù là có biệt thự, có xe đua thì sống cùng họ vẫn không có tiếng nói chung, còn gì thú vị!
Ngoài mấy em khoe của ra, chị còn thấy mấy em tự nhận mình là con nhà nghèo, lên mạng oán thán ôn nghèo kể khổ, nào là công việc khó tìm, tiền khó kiếm. Thực ra, chị khuyên các em một câu, những sinh viên không tìm được việc làm đừng nên bất mãn. Hãy tin rằng: “Thi cử rồi sẽ có lúc dùng đến, bằng cấp rồi sẽ có lúc ra tiền”. Chỉ cần các em cố gắng thi được đủ loại bằng cấp, nhất định sẽ có cửa kiếm tiền. Dù là không kiếm được việc, hoặc là không muốn đi làm, thì ở nhà làm việc tự do cũng có thể kiếm được tiền”.
Sự phản pháo trên của cô gái khiến nhiều người nghi ngờ về thái độ chân thành và mục đích của những lời khuyên, bởi theo họ thì: “cô ấy cứ như là đang khoe mẽ kiến thức của mình mà chẳng ai biết đống bằng cấp đó là thật hay rởm”, “có thể mục đích tốt nhưng phương pháp phản pháo lại phản cảm bởi giọng điệu của cô ấy đầy trịnh thượng và khoe mẽ”.
Cũng có độc giả cho rằng, cô gái này là minh chứng tiêu biểu cho hiện tượng “trọng bằng cấp thái quá” tại một số nước Châu Á khi quá chú trọng vỏ bọc của giáo dục mà quên đi những kĩ năng mềm của con người.
Gần đây, một cô gái Trung Quốc đã tự tung lên mạng những bức ảnh bản thân được “bao vây” bởi đủ thứ bằng cấp kèm theo thông điệp “đầu tư bất động sản không bằng thi lấy bằng, sùng bái tiền bạc không bằng sùng bái tri thức” được đăng nguyên văn dưới đây:
“Bổn cô nương gần đây thấy khó chịu khi thấy hết em này đến em kia lên mạng khoe của, sùng bái tiền bạc. Nào là tiền như rác, xe BMW, say máy bay, Mercedes girl… thậm chí còn có những kẻ không có tiền mà kêu gào đòi ngồi xe sành điệu. Tóm lại ngoài tiền bạc, xe cộ, biệt thự, từ trước tới nay chưa có gì mới mẻ. Có bản lĩnh thì hãy giống chị trở thành ngôi sao trên mạng QQ, thế mới gọi là có năng lực, hiểu không?
Chị tự cảm thấy mình cũng khá xinh, vóc dáng cũng tạm ổn. Quan trọng nhất là, chị tốt nghiệp đại học Bắc Kinh, không chỉ mới năm thứ hai đã qua được tiếng Anh cấp 6, tin học cấp 2, sau khi tốt nghiệp lại liên tục lấy được bằng luật sư, kế toán, Cisco CCNP, CCIE, CFAA, CFAI quốc tế và rất nhiều các bằng cấp khác.
Chị không phải vì bằng cấp mà đi thi, mà là để nắm bắt thêm kiến thức và chứng minh thêm kỹ năng. Có những thứ bằng này trong tay, chị không cần đội nắng đội mưa, đi chen lấn xô đẩy trong tàu điện ngầm, trên xe buýt, ngồi ở nhà vẫn có thể kiếm được tiền.
Những em gái khoe của, chị phải khoe bằng đây! Nhìn cái giường này bé quá kìa.
Nhìn xem tất cả những thứ này đều là tâm huyết của chị, không biết được chị đã phải thức bao nhiêu đêm, hy sinh bao nhiêu thời gian quý báu. Những tấm bằng mà chị thi được, lớn lớn bé bé có tới mấy chục chiếc, đây chỉ là một phần nhỏ. Đương nhiên, chị vẫn chưa có sổ đỏ, giấy đăng ký kết hôn. Phương châm của chị là: “đầu tư bất động sản không bằng thi lấy bằng, sùng bái tiền bạc không bằng sùng bái tri thức”. Dựa vào sự giàu có của cha mẹ sẽ không được mọi người tôn trọng, kiếm tiền dựa vào năng lực của mình mới đáng tự hào. Bình thường thì chị vẫn viết bài cho môt vài tạp chí danh tiếng, còn bán hàng trên mạng, tiện thể cũng làm thêm tại mấy công ty trên mạng của bạn bè. Linh ta linh tinh cộng lại, mỗi tháng vào tài khoản ít cũng phải 7.000 đến 8.000 tệ, nhiều cũng phải tầm hai ba vạn.
Trước đây đã từng có công tử tự nhận mình là con nhà đại gia lái xe Porsche theo đuổi chị, đến khi nói chuyện thì phát hiện ra anh ta đến Giăng giắc Rút-xô, Montesquieun cũng không biết là ai, thật là thiếu hiểu biết trầm trọng! Những người thế này cho dù là có biệt thự, có xe đua thì sống cùng họ vẫn không có tiếng nói chung, còn gì thú vị!
Ngoài mấy em khoe của ra, chị còn thấy mấy em tự nhận mình là con nhà nghèo, lên mạng oán thán ôn nghèo kể khổ, nào là công việc khó tìm, tiền khó kiếm. Thực ra, chị khuyên các em một câu, những sinh viên không tìm được việc làm đừng nên bất mãn. Hãy tin rằng: “Thi cử rồi sẽ có lúc dùng đến, bằng cấp rồi sẽ có lúc ra tiền”. Chỉ cần các em cố gắng thi được đủ loại bằng cấp, nhất định sẽ có cửa kiếm tiền. Dù là không kiếm được việc, hoặc là không muốn đi làm, thì ở nhà làm việc tự do cũng có thể kiếm được tiền”.
Sự phản pháo trên của cô gái khiến nhiều người nghi ngờ về thái độ chân thành và mục đích của những lời khuyên, bởi theo họ thì: “cô ấy cứ như là đang khoe mẽ kiến thức của mình mà chẳng ai biết đống bằng cấp đó là thật hay rởm”, “có thể mục đích tốt nhưng phương pháp phản pháo lại phản cảm bởi giọng điệu của cô ấy đầy trịnh thượng và khoe mẽ”.
Cũng có độc giả cho rằng, cô gái này là minh chứng tiêu biểu cho hiện tượng “trọng bằng cấp thái quá” tại một số nước Châu Á khi quá chú trọng vỏ bọc của giáo dục mà quên đi những kĩ năng mềm của con người.