Sức khoẻ 2010-03-29 02:20:14

Kinh hoàng khuôn mặt biến dị :(


[justify]Họ là những người điển hình của lòng can đảm, sự gan dạ và kiên nhẫn để vượt qua hoàn cảnh và đạt được nhiều tiến bộ.[/justify]

[justify]Vẫn lạc quan dù cuộc đời khắc nghiệt[/justify]

[justify]Đã có thời gian, chúng tôi gặp gỡ những con người có hoàn cảnh rất đặc biệt, họ khiến chúng ta thấy rằng chúng ta đang có một cuộc sống dễ chịu, thoải mái đến thế nào. Hong Siew Hui và Tan Kia Khim là hai trong số những người như vậy. Mặc dù phải mang một dáng vẻ với hình thức rất kỳ dị nhưng tinh thần của họ luôn thể hiện một đức tính kiên nhẫn và sức mạnh khiến họ có thể thay đổi cuộc sống của mình và ngày càng tiến xa hơn.[/justify]

[justify]
Tan bán hàng tại quán cà phê trước khi phẫu thuật.


[/justify]
[justify]Hong va Tan đang phải chịu căn bệnh được gọi là một loại bệnh di truyền làm biến đổi hình dạng (NF). Biểu hiện của bệnh này là những khối u ác tính lớn phát triển trên khuôn mặt. Hầu hết những người mang bệnh này, ví dụ như anh Joseph Merrick – người voi, sinh năm 1862. Merrick đã được điều trị gần như suốt cuộc đời. Anh đã được chăm sóc, đối xử như là những người bạn và trở thành công dân của bệnh biện London Whitechapel. Anh mất năm 27 tuổi.[/justify]

[justify]
Tan hồi nhỏ


[/justify]
[justify]Quay lại câu chuyện của Tan, khi chúng tôi gặp Tan là lúc anh 28 tuổi và sống tại một căn hộ cho thuê ở tầng trên của khu mua sắm Kampung Berjaya, Alor Setar, Trung Quốc. Lúc chúng tôi đến, anh vừa ngủ dậy và vẫn còn lơ mơ, chưa tỉnh hẳn. Nhưng lấy tinh thần rất nhanh, anh luôn mỉm cười và cởi mở với chúng tôi một cách dễ dàng
“Cuộc sống chỉ là thói quen, và chúng ta phải đối mặt với nó”, anh đã nói như vậy khi chúng tôi hỏi về những ngày thơ ấu của anh.[/justify]

[justify]Anh nhớ lại những đứa học sinh hay bắt nạt anh khi học trường tiểu học: “Chúng đánh tôi bằng thước kẻ, kéo tóc tôi và bắn tôi bằng súng cao su. Chúng còn gọi tôi là miếng thịt lợn nướng và con ma”.[/justify]

[justify]Trẻ con có thể trở nên rất tàn nhẫn và bọn chúng luôn chế giễu và bắt nạt tôi cho tới khi tôi học đến cấp 2.[/justify]

[justify]“Nhưng cũng có rất nhiều bạn bè và giáo viên đối xử tốt với tôi, trừ một người đã hỏi tôi rằng tôi sẽ làm gì sau khi học phổ thông vì tôi không có bộ não thông minh và không thể suy nghĩ mạch lạc”, Tan tâm sự. Bố mẹ anh có một quầy bán hàng để kiếm sống hàng ngày.[/justify]

[justify]Còn Hong, 21 tuổi, cũng ở khu Alor Setar, người có xu hướng quen chịu đựng khi chúng tôi nói với cô về gia đình.
“Ở trường có rất nhiều học sinh nghịch ngợm và chế giễu tôi đủ điều. Tôi chỉ có cách là bỏ ngoài tai những lời đó. Không việc gì phải khóc vì những điều như vậy, nó chẳng giải quyết được gì, và nó chứng tỏ mình chẳng thay đổi được gì”.[/justify]

[justify]Cô cũng cho biết, có giáo viên không bao giờ biết hòa giải, ngăn cản những học sinh khác không nên làm thế, nhưng cô cũng không bao giờ có suy nghĩ trách móc họ.[/justify]

[justify]Khối u ác tính của Hong bắt đầu xuất hiện ban đầu chỉ như cái bướu trên mặt cô, và nó phát triển trong nhiều năm sau. Khi cô 6 tuổi, cô bắt đầu có dấu hiệu khác thường trên mắt trái và nó không phát triển khi cô lớn lên.[/justify]

[justify]Mẹ của cô có những biểu hiện giống như người mắc bệnh dị tật NF khi bà có vài cái bướu nhỏ và vài điểm màu cà phê sữa trên khắp mặt và cơ thể. Còn chân của bố cô thì đã bị méo mó, biến dạng, đây cũng là biểu hiện của chứng bệnh NF này.[/justify]

[justify]Hong là em út trong 4 anh em. Anh cô, Theng Yau, 24 tuổi cũng có một khối u nhỏ ở bên phải cổ. Vài tháng trước, anh đã được phẫu thuật tại Alor Setar để cắt bỏ khối u này.[/justify]

[justify]
Hong và Tan bắt tay nhau trước khi phẫu thuật.


[/justify]
[justify]Đối với trường hợp của Tan, bố anh cũng có những nốt màu cà phê sữa và vài cái bướu. Mẹ anh và 3 người em ruột của anh thì chưa có biểu hiện gì của bệnh này. Khối u của Tan xuất hiện và phát triển từ khi anh còn là một đứa trẻ.[/justify]

[justify]Niềm hy vọng[/justify]

[justify]Năm 2006, đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc sống của họ. Cả 2 có cơ hội đổi đời. Hong co khối u khổng lồ nặng tới 3kg mặt bên trái. Khối u này trùm lên mắt trái và hầu hết mũi và mồm. Còn cái bướu của Tan thì nhỏ hơn, nó bắt đầu từ mắt bên trái xuống mũi và phủ xuống tận mồm.
[/justify]

[justify]
Hong chơi với anh trai khi còn nhỏ.


[/justify]
[justify]Một trong những tờ báo viết về Hong đã được gửi đến Giáo sư Xu Ke Cheng, giám đốc bệnh viện ung thư Fuda tại Quảng Châu, Trung Quốc. Tại bệnh viện này, nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa chạy thành công. Giáo sư Xu đã đồng ý tiếp nhận Hong để chữa chạy cho cậu[/justify]

[justify]Vị giáo sư này đã nói: “Căn bệnh của tôi có thể không chữa được hoặc nếu phẫu thuật sẽ gặp nhiều rủi ro”.
[/justify]

[justify]Sau khi nói chuyện với giáo sư Xu, Hong và gia đình cô đã đồng ý để giải quyết khối u trên mặt cô. Tan cũng được các bác sỹ khuyến khích phẫu thuật bỏ khối u. Anh thấy rất phấn khởi khi gặp được người cùng cảnh ngộ với mình. Sau khi gặp Tan, giáo sư Xu đã đi đến kết luận nhanh chóng là cái bướu trên mặt anh có thể được phẫu thuật khá dễ dàng.[/justify]

[justify]Tan không hề đắn đo khi quyết định phẫu thuật. “Tại sao tôi không nắm lấy cơ hội này khi nó đang trong tầm tay chứ?”, Tan cười và nói vậy.[/justify]

[justify]Sau đó, tờ Chinese Press và the Star cùng một số báo khác đã vận động quyên góp tiền và gửi đến cho bệnh viện Fuda để Tan và Hong được phẫu thuật. Vào tháng 5/2006, Hong và Tan đến Quảng Châu và bệnh viện này cung cấp phòng miễn phí cho họ.[/justify]

[justify]Vào tháng 6 năm đó, Hong được phẫu thuật trước còn Tan được phẫu thuật vào ngày tiếp theo. Cuộc phẫu thuật của Tan diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ, nhưng cuộc phẫu thuật của Hong phải kéo dài vài tháng vì nó phức tạp hơn nhiều[/justify]

[justify]Một đội gồm 14 bác sỹ phẫu thuật tham gia ca của Hong. Đây là cuộc đại phẫu và có nhiều nguy cơ rủi ro nhất trong lịch sử của viện này.[/justify]

[justify]Sau khi những cái bướu được bỏ đi, họ đã phải trải qua cuộc đại phẫu để tái tạo lại khuôn mặt.[/justify]

[justify]
Hong sau khi được phẫu thuật và mẹ cô bên cạnh.


[/justify]
[justify]Tan trở về nhà vào giữa tháng 7 năm đó, trong khi Hong phải ở lại viện lâu hơn. Tan trở lại viện Fuda vào tháng 11 cho cuộc phẫu thuật thẩm mỹ và cả 2 cùng về nhà vào 12/12/2006. Tháng 3/2007, cả 2 trở lại viện để làm phẫu thuật tiếp.

"Tôi chả có vấn đề gì nữa. Mọi người là bạn tôi. Tôi vừa kết thúc một khóa thực tập về kế toán tại văn phòng của ông Cheng Lai Hock. Điều đó khiến tôi trưởng thành hơn. Giờ đây, tôi cảm thấy vui vẻ vì không phải mang cục bướu nặng trên mặt. Trước đây, tôi thậm chí không sử dụng được mũ bảo hiểm nhưng giờ thì khác rồi và tôi cũng không phải mặc áo rộng nữa".[/justify]

[justify]
Li trước khi phẫu thuật.


[/justify]
[justify]Còn với Tan, trước cuộc phẫu thuật, công việc của anh là bán hàng cho một quán cà phê và nay ông chủ đã đóng cửa hàng này để mở cửa hàng bán đồ ăn đóng gói nhỏ. Tan vẫn làm việc cho ông chủ cũ vì ông là người hiểu anh.[/justify]

[justify]Một vài người có tài ngoại giao và Tan là một trong số đó. Anh có quan hệ tốt với bệnh viện và giới báo chí tại Quảng Châu và họ đã có cuộc phỏng vấn về anh vào năm 2008, thậm chí còn mời anh lên Bắc Kinh.[/justify]

[justify]Tương lai của họ trở nên sáng hơn sau cuộc gặp với giáo sư Xu

Cũng trong năm 2006, các bác sĩ tại bệnh viện quân đội Xijing đã có cuộc đại phẫu cho Li Guoxing, là một thợ săn. Anh được cấy ghép cho gò má mới, môi trên, mũi và lông mày từ một người cho khác đã chết[/justify]

[justify]
Li sau khi được phẫu thuật.


[/justify]
[justify]Trước đó, Li phải sống trong tình trạng khổ sở do khuôn mặt bị biến dạng. Bệnh viện đã tài trợ hoàn toàn chi phí của cuộc phẫu thuật vì gia đình Li rất nghèo.[/justify]

[justify]Sau khi được phẫu thuật, khuôn mặt anh đã khá hơn rất nhiều. Tuy nhiên, Li đã chết vào tháng 5/2007 và không rõ nguyên nhân. Lần cuối cùng anh ta đến bệnh viện là vào mùa hè năm 2007.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)