Trường City Montessori, được gọi tắt là CMS sở hữu một đội quân 3.800 nhân viên, bao gồm cả giáo viên, cán bộ hỗ trợ, lao công, tài xế xe đưa rước, thậm chí có cả thợ điện, thợ mộc và thợ làm vườn.
Trường có hơn 1.000 phòng học, 3.700 máy tính, dụng cụ văn phòng phầm và sách dùng trong học tập có giá trị vượt qua hàng ngàn bảng Anh.
Kỷ lục thế giới: Trường City Montessoi ở Ấn Độ với 47.000 đang tập trung cầu nguyện buổi sáng.
Đoạn clip nói về ngôi trường "khủng" này.
Tọa lạc tại thành phố Lucknow, Uttar Pradesh, CMS được thành lập bởi tiến sĩ 75 tuổi Jagdish Gandi và vợ của ông Bharti vào năm 1959. Lúc đó, trường có vỏn vẹn 5 người theo học.
Đội ngũ cán bộ trường hùng hậu đạt con số 3.800 người.
Ngày nay, CMS rộng hơn 20 trường nằm trong thành phố. Trong suốt quá trình phát triển 14 năm qua, diện tích của trường đã tăng lên gấp đôi mặc dù sự bành trướng vẫn còn tiếp tục.
Người sáng lập trường, tiến sĩ Gandhi cho biết: “Lúc thành lập trường vào năm 1959 thật sự rất khó khăn, tôi đã vừa đi vừa đánh trống trong suốt 15 ngày ở Lucknow, nơi tôi sống, nhưng vẫn không có ai đến. Chỉ khi tôi và vợ đến tận nhà để thuyết phục một người phụ nữ hãy gửi trẻ đến trường, lúc đấy mọi việc mới bắt đầu và chúng tôi có 5 học trò.”
Jagdish Gandi, người sáng lập trường CMS
Một góc trường và sân bóng đá
“Chúng tôi bắt đầu bằng một số vốn ít ỏi và duy trì trường học bằng khoảng vay 300 ruppe (khoảng 3 euro hiện nay). Từ từ thông tin dần lan rộng thông qua phương thức truyền miệng, nhiều trẻ em đến trường hơn. Con số tiếp tục tăng từ năm nay qua năm khác.”
Trường tự hào đã đào tạo học sinh thành những công dân tốt
“Tôi không bao giờ nghĩ rằng CMS sẽ trở thành ngôi trường lớn nhất thế giới. Chỉ tính số học sinh đang theo học tại trường đã lớn hơn dân số của nhiều thị trấn rồi.” Geeta Kingdon, giáo viên đứng đầu hiện nay và là con gái của người sáng lập Gandhi cho biết: “Toàn bộ Lucknow sẽ bị tắt nghẽn giao thông nếu như tất cả học sinh đều được đưa dón bằng xe buýt, mỗi chiếc dẳm nhiệm 50 học sinh. Nếu vậy, chúng tôi cần có 1.000 chiếc xe buýt để đem học trò đến trường.”
Hoạt động thể thao
Và hoạt động nghệ thuật, tôn giáo
Kanika, 14 tuổi, học sinh của CMS nói rằng: “Học ở ngôi trường lớn nhất thế giới có nghĩa bạn sẽ có rất nhiều bạn bè và gặp gỡ nhiều người khác nhau. Tuy nhiên, đó cũng là một thử thách. Thật không dễ để phát biểu trước hàng ngàn con mắt đang nhìn bạn và bạn phải chăm chỉ hơn gấp nhiều lần để được chú ý, nếu không bạn chỉ là một học sinh trong số hàng ngàn học sinh khác.”
Lớp học có khoảng từ 25 cho đến 50 học sinh. Mỗi học sinh đều được theo sát bởi giáo viên phụ trách. Điều này khiến cho cán bộ trường tin rằng không một học sinh nào bị bỏ rơi hay bị lãng quên.
Mỗi lớp học cố gắng duy trì sĩ số dưới 50 học sinh
Giáo viên tiếng Anh, Archana Mishra hài hước nói rằng: “Rất nhiều người trong trường chạm mặt khi đi trên đường hay trong trung tâm mua sắm. Thông thường chúng tôi sẽ có xu hướng “lơ” nhau. Chúng tôi đã thấy nhau đủ ở trên trường rồi.”
Bên cạnh các môn học truyền thống như Địa lý, Toán, Tiếng Anh… học sinh CMS còn được tìm hiểu về hòa bình thế giới. CMS củng là trường duy nhất trên thế giới được nhận giải thưởng của UNESCO cho những nỗ lực trong lĩnh vực này.
Trường không được chính phủ hộ trợ. Tuy nhiên, phụ huynh chỉ đóng mức học phí thấp để con em theo học tại CMS
Tiến sĩ Gandhi nói thêm: “Cách giáo dục của CMS hoàn toàn khác biệt so với các trường trên thế giới. Chúng tôi không chỉ dạy các môn học thuần túy, chúng tôi còn dạy học sinh tình yêu thương thế giới.”