Có một chị trưởng phòng khi đi taxi đến cơ quan cũng mang theo chiếc mũ bảo hiểm (MBH) vì anh bảo vệ cơ quan kiểm tra có MBH mới cho vào.
Ngày từ những ngày đầu quy định đội MBH có hiệu lực thì các cụ già là người chấp hành tốt nhất khi tham gia giao thông (ảnh chụp 15/12/2007 trên đường Tây Sơn - Hà Nội) Đã một năm mũ bảo hiểm (MBH) đi vào cuộc sống của người dân. Ủy ban an toàn giao thông quốc gia vừa thông báo, năm qua số ca tử vong giao thông đường bộ giảm hơn 1.400 so với cùng kỳ năm 2007, con số này liệu có "công" của chiếc MBH?
Sau 15/12/2007, từ những người làm nghề tự do như bác xe ôm cũng phải mua thêm 1 chiếc mũ bảo hiểm để dành cho khách đi xe, đến những người thường xuyên đi lại bằng ôtô cũng phải sắm cho mình một chiếc MBH kè kè bên cạnh phòng lúc cần dùng đến thì không cần đi mượn. Có một chị trưởng phòng khi đi taxi đến cơ quan cũng mang theo chiếc MBH vì anh bảo vệ cơ quan kiểm tra có MBH mới cho vào.
Đấy là chuyện những người chấp hành đội MBH nghiêm chỉnh. Còn những người đội MBH để đối phó thì có 1001 cách để đội. Người thì tìm mua cho bằng được chiếc MBH làm bằng nhựa có thể gấp lại như chiếc quạt giấy, người thì tậu cho mình chiếc MBH giống chiếc mũ lưỡi chai để đội vừa xinh, vừa nhẹ.
Các chị em còn tìm cách vẽ, dán trang trí hoa văn, họa tiết sặc sỡ để có những chiếc MBH không đụng hàng. Đã có những lúc dịch vụ trang trí mũ làm ăn tấn tới, tiền công trang trí có khi nhiều hơn cả giá mua một chiếc mũ. Rồi đến khi MBH không thể che nắng vào những ngày hè thì lại được chị em sắm thêm cho những chiếc vành to điệu đà đủ màu sắc.
Một anh bạn đang công tác ở Báo Tiền Phong năm rồi đã thay 10 chiếc MBH không phải do điều kiện kinh tế khá giả. Lý do là những lần đi lấy tin ở hiện trường anh phóng viên đó đã treo chiếc MBH trên xe, và sau khi lấy tin xong thì chiếc mũ đã không cánh mà bay. Rồi những lần đi cơ sở lấy tin bỏ quên MBH lúc nào không hay. Và kết quả là vừa rồi anh đã “tậu”chiếc MBH thứ 10 trong vòng 12 tháng qua.
Nan giải nhất là cảnh sát giao thông đứng trực các trốt lỉnh kỉnh mang tới 3 chiếc trong đó có 2 chiếc là MBH. Chiếc thứ nhất là MBH dân sự đội từ nhà đến cơ quan rồi về nhà, chiếc thứ 2 là chiếc MBH chuyên dụng của ngành CSGT phát. Chiếc thứ 3 là chiếc mũ vải kaki mềm là đồng phục bên ngành vì không thể đội chiếc MBH có chức “cảnh sát giao thông” cho đến hết giờ trực trốt, bởi nó quá nặng (MBH của CSGT nặng gần 2kg).
Chấp hành đội MBH tốt nhất có lẽ là các cụ già. Ngay từ những ngày đầu phát động đã có rất nhiều cụ già khi tham gia giao thông đã đội mũ. Thậm chí có cụ còn dùng khăn vải quấn chiếc MBH để không bị …bám bụi. Có cụ thì đội thêm chiếc mũ vải mềm bên trong rồi đội chiếc MBH ra ngoài trong những ngày Hà Nội trở rét. Thế mới có chuyện cảnh sát giao thông đã rượt đuổi một người tham gia giao thông vì phát hiện người ngồi đằng sau xe gắn máy đội nón lá. Sau khi xe dừng thì anh cảnh sát trẻ mới tá hỏa và xin lỗi rối rít vì bà cụ ngồi sau có đội bên trong chiếc nón là một cái… BMH.
Thanh niên, học sinh, sinh viên là những đối tượng “lách” đội MBH nhiều nhất. Vào những buổi trưa tan học vắng người không khó để bắt gặp những nam thanh nữ tú trong những bộ đồng phục đi trên xe gắn máy những “quên” không đội MBH dù có mũ treo trên xe. Có cô gái với bộ váy đầm thật đẹp ngồi sau xe của bạn nhưng 2 tay cứ giơ khư khư chiếc mũ trên cao để đối phó với CSGT, vì nếu đội MBH vào đầu thì hỏng mất mái tóc đẹp vừa làm hết cả triệu đồng.
Có hàng nghìn lẻ một câu chuyện kể quanh chiếc MBH sau khi nó đã trở nên thân thiết và kè kè bên cạnh mỗi người tham gia giao thông.
[size=4] Chùm ảnh về chiếc MBH đã chụp trong một năm qua.[/size]
Ngày nắng nóng thì một số người dân đã "quên" mang mũ bảo hiểm. (Ảnh chụp trên đường Nguyễn Trãi - Hà Nội tháng 6/2008)
Nữ cảnh sát hay các cô gái khi ra đường cũng đều làm điệu với MBH
(Ảnh Xóm nhiếp ảnh)
Nắng hè 2008 chị em đã kịp "mặc" thêm cho chiếc MBH những vành mũ rộng để tránh đen da, sạm má.
Rồi MBH cũng tự rộng vành trình diễn trên phố như ngày hội thời trang
Thanh niên là những người chống đối MBH nhiều nhất (ảnh chụp ngày 15/12/2007 một thanh chốn chạy cảnh sát khi không đội MBH)
Những giờ tan học thì HSSV, thanh niên thường trốn đội MBH, hoặc có đội thì cũng là chống đối không cài quai (ảnh chụp trên phố Tràng Thi và phố Nguyễn Thái Học - Hà Nội tháng 11/2008)
Chở thế này thì liệu MBH còn an toàn? 3crisp3
Chở 3 nhưng đội mũ đầy đủ, chắc có bị tuýt còi cũng được châm chước?
Cuộc thi Hoa hậu thể thao 2008 có hẳn một buổi "xuống đường" để tuyên truyền về MBH
Theo Vietnamnet