[justify]Ở với nhau hơn chục năm trời, người chồng hầu như không có gì khác ngoài “cổ điển”, và cố bảo vệ quan điểm “tình dục cần thanh sạch”.[/justify]
[justify]Một độc giả đã gửi thắc mắc đến cho chuyên mục Chuyện khó nói. Chị cho biết: “Chồng em bảo thủ trong nhiều vấn đề lắm. Những chuyện khác, em có thể nhường, nhưng trong đời sống tình dục, một người phụ nữ hiện đại như em dễ ức chế với kiểu bảo thủ của chồng, càng nghĩ càng ức chế thêm và bắt đầu thấy chán chường, nặng nề ”.[/justify]
[justify]Rõ ràng, một khi bạn đời đã bày tỏ “mong muốn thay đổi”, người trong cuộc không thể ậm ừ cho qua rồi tiếp tục sống với “cơ chế” cũ. Như trường hợp kể trên, người vợ đã khẳng định mình là người hiện đại (có hàm ý mình là người cởi mở, muốn áp dụng cái mới trong đời sống tình dục), nhưng người chồng vẫn khăng khăng “có sao làm vậy”, đã cho thấy nguy cơ hai người đi ngược hướng nhau, xa cách chỉ còn là vấn đề thời gian.[/justify]
[justify]Đa phần, chuyện bảo thủ trong tình dục thuộc về phái nữ. Phụ nữ Á Đông thường có xu hướng tự buộc mình trong những quan niệm truyền thống. Họ có quá trình dài để xây dựng nếp sinh hoạt kín đáo. Trước tiên, chồng của họ chấp nhận thực tế đó, không phàn nàn gì cả. Sau đó, “những người đàn ông tiến bộ” sẽ khéo léo “đào tạo” cho vợ từng bước tân thời hơn.[/justify]
[justify]Nhưng với trường hợp ngược lại, đàn ông – đối tượng mà phụ nữ mặc định là những người giữ nhiệm vụ chính trong cách tân – lại bảo thủ, thì phức tạp hơn nhiều. Có thể, người chồng với góc nhìn “cổ hủ” cho rằng, vợ mình là người “hư hỏng”. Đó đã là một sự xúc phạm, gây tổn thương lớn mà người vợ khó vượt qua. Đồng thời, người vợ muốn nhận được sự phối hợp từ “một nửa” cho những “tiết mục” mới mẻ, lại càng khó. Sau những lần nỗ lực không thành, sự tự ái kết hợp với nỗi thất vọng khiến người vợ dễ chán nản. Một người hăm hở, muốn phiêu lưu nhưng gặp phải người khắt khe, cứng nhắc, nên ức chế là điều khó tránh khỏi.[/justify]
[justify]Khoa học về tình dục cho thấy, những người đàn ông khắc kỷ trong tình dục, chủ yếu là do môi trường giáo dục trong gia đình. Có thể, họ được vun đắp quan điểm “tình dục là xấu xa, dơ bẩn”. Ở các nước phát triển, những trường hợp này sẽ được tư vấn tâm lý để phá vỡ tường rào trong suy nghĩ. Nhưng ở ta, khi mà ngành tư vấn tâm lý, đặc biệt là tâm lý tình dục chưa phát triển, việc thay đổi hầu như chỉ còn tùy thuộc vào khả năng và sự kiên trì của người vợ.[/justify]
[justify]Với cách đề cập tế nhị, người vợ cần thể hiện rõ ràng quan điểm của mình: “Yếu tố quan trọng nhất của tình dục là sự hòa hợp. Chúng ta đang dần xa nhau, rất cần mỗi người lùi một bước để gần nhau hơn. Nếu không thay đổi, nguy cơ chia tay là có thực”.[/justify]
[justify]Khi người chồng đã nghiêm túc suy nghĩ về lời đề nghị của vợ, mọi chuyện sẽ dần có lối ra.[/justify]