Theo phóng viên Bhavan Jaipragas, sự phổ biến của văn hóa Hàn Quốc bắt đầu xâm nhập vào các nước Đông Á vào những năm 2000 với sự xuất hiện của những cuốn phim lãng mạn, ướt át. Tiếp theo đó là sự đổ bộ của những nhóm nhạc Kpop như Girls’ Generation, TVXQ, Super Junior, Shinee… làm nở rộ làn sóng Hallyu.
Theo cuộc khảo sát của Bộ Văn hóa Hàn Quốc vào năm 2011, có đến 2,31 triệu người châu Á hâm mộ nhạc Hàn Quốc. Các ca sĩ, nhóm nhạc Hàn đều có fan club chính thức ở khắp nơi trong khu vực.
Phóng viên Bhavan Jaipragas cũng trích dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu văn hóa người Singapore Kai Liew Khiun cho biết: “Làn sóng Kpop khác biệt hoàn toàn với những trào lưu trong quá khứ như những điệu nhảy Bollywood hay nhạc Hoa trong các bộ phim võ thuật Hồng Kông”.
Trong khi đó, Chanika Sriadulpun, biên tập viên tờ The Boy Kimji của Thái Lan, nhận xét: “Phải nhìn nhận rằng vẻ ngoài của các ca sĩ thần tượng Hàn Quốc là lý do chính để những người Thái yêu thích họ”.
Tại Philippines, nhà sản xuất âm nhạc Chris Cahilig cho biết điều khiến ông lo ngại chính là sự ảnh hưởng quá lớn của làn sóng Kpop sẽ làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc ở thế hệ trẻ.Tuy nhiên, làn sóng Hàn cũng vấp phải những ý kiến trái chiều. Vào tháng 8.2011, hàng ngàn người Nhật đã xuống đường biểu tình để phản đối hãng truyền hình Fuji liên tục phát sóng những chương trình giải trí của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp khổng lồ này vẫn không ngừng tiến bước trong hành trình đổ bộ này của mình, và còn mang cả tham vọng “xâm chiếm” làng nhạc phương Tây.
“Sau khi chinh phục châu Á, bước tiếp theo của Kpop sẽ là chinh phục toàn thế giới” - ông Eric Yun, giám đốc điều hành Công ty tìm kiếm tài năng Entertainment Alpha của Hàn Quốc, dõng dạc tuyên bố.
Thanh Thanh
Ảnh: AFP
Ảnh: AFP
Em yêu KPOP 3big_love3 3big_love3 3big_love3