[/size]Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), khoảng 18.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản, chủ yếu ở miền Nam nước này. Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản đã liên lạc với các nghiệp đoàn, xí nghiệp tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam, xác định số đang tu nghiệp tại vùng bị ảnh hưởng mạnh bởi động đất và sóng thần là 71, tập trung ở 5 tỉnh thành, gồm: Fukushima, Iwate, Miyagi, Kushiro và Ibaraki.
Cụ thể tại tỉnh Fukushima, nơi có hai nhà máy điện hạt nhân, hiện có 27 tu nghiệp sinh Việt Nam, trong đó có 9 người làm việc ở nhà máy Kanyon, 6 người ở Nghiệp đoàn Tohoku, 4 người khác làm việc ở vùng núi. Tất cả đều xa biển, xa nhà máy hạt nhân nên vẫn an toàn.
Nguy hiểm nhất là 8 nữ làm việc ở nhà máy may Daiei Hosei, cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima I khoảng 20 km, cách biển nơi bị sóng thần khoảng 5 phút đi xe đạp. Khi xảy ra động đất và sóng thần, họ đang làm việc và không bị ảnh hưởng. Hiện tất cả 8 người này đã được đưa đến nơi an toàn và chuyển về văn phòng của công ty tại tỉnh Gunma.
Xe tải làm gẫy cột điện khi bị sóng thần hất lên cao tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP. |
Đặc biệt, trong số 22 tu nghiệp tại tỉnh này có 6 thực tập sinh năm cuối (do Công ty SIMCO Sông Đà đưa đi) làm việc khá gần bờ biển. Trước lúc xảy ra sóng thần, họ đã liên lạc với Nghiệp đoàn và thông báo bắt đầu sơ tán khỏi nơi làm việc. Hiện họ trên đường di chuyển về Tokyo.
Trao đổi với VnExpress, đại diện SIMCO Sông Đà cho biết, do nhà máy bị phá hủy, công nhân không có việc làm, hơn nữa chỉ còn hơn 2 tháng là 6 người này kết thúc thời gian tu nghiệp 3 năm, nên công ty đang làm thủ tục để họ về nước sớm.
Tại tỉnh Miyagi, nơi xảy ra động đất và sóng thần, hiện có 10 tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc, trong đó 4 thực tập sinh làm việc tại công ty Nikkei Kakou, 6 tu nghiệp sinh mới sang làm việc ở Sendai. Đến chiều qua, đại diện công ty thông báo tất cả đều an toàn và đã được bố trí nơi lánh nạn.
Tại tỉnh Ibaraki, có 6 tu nghiệp sinh trong ngành thép, nhà máy sản xuất nằm gần bờ biển và bị ảnh hưởng bởi sóng thần, hiện đã ngừng sản xuất. Tuy nhiên, không có thiệt hại đối với lao động và toàn bộ 6 tu nghiệp sinh đang ở nơi an toàn.
Tâm chấn ngày 11/3 và các nơi bị tàn phá. Ảnh: USGS. |
Bên cạnh đó, theo Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan), tổng số 451 tu nghiệp sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản theo chương trình hợp tác giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và IMM Japan hiện đều an toàn.
Trước đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản khẩn cấp liên hệ với các đối tác Nhật Bản tìm hiểu thông tin về tu nghiệp sinh, đồng thời chỉ đạo các cán bộ đại diện tại Nhật Bản phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản theo dõi sát diễn biến để kịp thời hỗ trợ tu nghiệp sinh khi cần thiết.
Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, Nhật Bản không cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài trình độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Tuy nhiên, lao động phổ thông nước ngoài có thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản với thời gian không quá một năm. Đến năm 1992, để bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số già hoá và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng thêm chương trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối đa là 2 năm, nâng tổng số thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là 3 năm. Lao động nước ngoài tu nghiệp, làm việc tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, xây dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp. Mục tiêu chính của chương trình này là nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển. Hiện có 89 doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam được phép đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí và xây dựng. Trợ cấp tu nghiệp bình quân của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản tương đương 500–600 USD/tháng. Thu nhập trong năm thứ 2 và thứ 3 đạt khoảng 700–800 USD/tháng. |
Bạn mano_yune gì đó đọc mà yên tâm chờ tin đi nhé 3bye3 3bye3 3bye3 3bye3 3bye3 3bye3 3bye3 3bye3 3bye3