Khoa học - Lịch sử 2013-01-04 09:55:34

Lâu lâu post mấy danh tướng Việt Nam số phận hậm hịu, ít người biết đến


Võ Văn Dũng (? - ?)
“Võ công dũng quán quân, 

Bách chiến khởi Tây thùy”. 

(Võ công anh dũng vào hàng bậc nhất. 

Trăm trận bắt đầu từ biên thùy phía Tây).

Nguyễn Trọng Trì. (Vịnh Võ Đô Đốc - Tây Sơn lương tướng ngoại truyện)


[justify] [/justify]
DANH TƯỚNG TÂY SƠN
[justify]Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ không mấy ai phải chịu sự thiệt thòi lớn lao như các danh tướng Tây Sơn. Họ có cả một đời xông pha oanh liệt với hàng loạt những võ công kiệt xuất, nhưng, sử sách ghi chép về họ lại quá ít ỏi. Họ đã anh dũng chiến đấu quên mình vì nghĩa cả là cứu nước và cứu dân, nhưng ngay sau đó sự nghiệp phi thường của họ đã bị quá nhiều những cây bút thù nghịch tìm cách xuyên tạc. Chẳng phải là ngẫu nhiên mà tác giả của Tây Sơn lương tướng ngoại truyện là Nguyễn Trọng Trì đã có những lời cảm vịnh vừa hùng tráng lại vừa man mác một nỗi buồn không nguôi:[/justify]
“Tướng quân chiến mã kim hà tại?
Dã thảo nhàn hoa mãn địa sầu”. 

(Chiến mã của tướng quân giờ ở nơi đâu? 
Cỏ hoa đồng nội đất đầy sầu).

Võ Văn Dũng người làng Phú Phong, huyện Tuy Viễn (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Hiện vẫn chưa rõ ông sinh và mất năm nào. Theo truyền thuyết của nhân dân địa phương vùng quê ông thì Võ Văn Dũng là bạn của Nguyễn Nhạc, tuổi tác đại để cũng xấp xỉ Nguyễn Nhạc.
 
[justify]Năm 1771, khi Nguyễn Nhạc cùng Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ phát động khởi nghĩa ở quê nhà Tây Sơn, Võ Văn Dũng là một trong số những người hăng hái tham gia hưởng ứng đầu tiên. Vốn có võ nghệ cao cường lại rất giàu mưu lược, Võ Văn Dũng nhanh chóng trở thành một trong những tướng lĩnh cao cấp của Tây Sơn. Khi Nguyễn Huệ còn là Bắc Bình Vương, Võ Văn Dũng đã được phong làm Tư khấu và sau đó không bao lâu, ông được thăng làm Đô đốc, tước Chiêu Viễn hầu (tức Hám Hổ hầu).[/justify]
[justify]Năm 1788, khi Quang Trung Nguyễn Huệ vạch kế hoạch cho trận quyết chiến với quân Mãn Thanh, Võ Văn Dũng được tin cậy, trao phó trọng trách cùng với Quang Trung Nguyễn Huệ và các tướng lĩnh cao cấp khác như Đại Tư mã Ngô Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân… chỉ huy đạo quân thứ nhất là đạo quân chủ lực của trận đánh lịch sử này. Và Võ Văn Dũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, góp phần vinh quang to lớn vào trận đại thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (Tết Kỷ Dậu, 1789). Bởi công lao này, Võ Văn Dũng được Quang Trung Nguyễn Huệ gia phong làm Đại Đô đốc, Đại Tư đồ, tước Võ Quốc công.[/justify]
[justify]Dưới thời Quang Trung, Võ Văn Dũng từng được cử làm sứ giả sang Trung Quốc và ông cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nặng nề mà mới mẻ này. Khi Quang Trung Nguyễn Huệ qua đời, Võ Văn Dũng vẫn tiếp tục được tin dùng và được giao nhiều chức vụ quan trọng. Tuy nhiên, cũng kể từ khi Quang Trung Nguyễn Huệ qua đời, nội bộ Tây Sơn mất đoàn kết ngày một nghiêm trọng. Bấy giờ, nhân vật lộng quyền bị lên án nhiều nhất là Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Năm 1795, nhân lòng căm phẫn của đồng liêu, lại nhân có lời bàn của văn thần đang bị Bùi Đắc Tuyên bắt đưa đi đày là Trần Văn Kỷ, Võ Văn Dũng đã bắt và giết Bùi Đắc Tuyên, sau đó còn sai người bắt giết thêm một số thân nhân của Bùi Đắc Tuyên nữa. Chính quyền của Quang Toản nhờ đó mà tạm được củng cố.[/justify]
[justify] [/justify]
Tượng thờ Võ Văn Dũng - Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, Bình Định
Trong cuộc chiến đấu cam go chống tập đoàn Nguyễn Ánh, Võ Văn Dũng là một trong những tướng lĩnh có nhiều công lao. Từ giữa năm 1799 đến đầu năm 1802, ông và tướng Trần Quang Diệu đã chỉ huy nhiều trận đánh lớn với quân của Nguyễn Ánh tại vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay. Thành công của trận vây hãm thành Quy Nhơn liên tục trong 14 tháng trời, khiến cho cuối cùng, tướng cao cấp và văn thần cao cấp của Nguyễn Ánh là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu phải tự tử, là thành công gắn liền với tên tuổi của Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng.
 
[justify]Tháng 3 năm 1802, thấy tình hình Tây Sơn ở vùng Trấn Ninh (phía Tây Nghệ An và Thanh Hóa ngày nay) ngày một nguy cấp bởi những trận tấn công ào ạt của Nguyễn Ánh, Võ Văn Dũng đã cùng với Trần Quang Diệu đem quân đi cứu. Rất tiếc là cuộc hành quân này của ông và tướng Trần Quang Diệu không thành công. Trần Quang Diệu bị bắt và bị xử tử một cách rất tàn khốc, còn ông, sử chép vừa không rõ ràng lại vừa không đồng nhất.[/justify]
[justify]Sử sách của nhà Nguyễn chép rằng, ngày 2/11/1802, Võ Văn Dũng bị giết cùng với nhiều bậc cựu cận thần của Quang Trung. Tuy nhiên, một số tài liệu khác lại nói rằng, Võ Văn Dũng đã thoát được. Sau ông quay về vùng An Khê (nay thuộc Gia Lai), rồi sống ở đó cho đến năm 90 tuổi mới mất. Năm 1907, con cháu ông đem hài cốt của ông về cải táng tại quê nhà là làng Phú Phong, huyện Tuy Viễn.[/justify]
[justify] [/justify]

[size=6]Nguyễn Văn Tuyết (? -?)[/size]
 
“Ra sức trừ khử sự đau khổ cho dân, vì cả cõi đời này mà tiêu diệt hết mọi sự bất bình, đó là sở nguyện của ta”.
Nguyễn Trọng Trì (Tây Sơn lương tướng ngoại truyện. Nguyễn Đô đốc Văn Tuyết ngoại truyện).

Nguyễn Văn Tuyết người huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), sinh và mất vào năm nào chưa rõ. Có truyền thuyết dân gian nói rằng, ông là cháu họ của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, nhưng không thấy tài liệu thư tịch nào xác nhận điều này.
 
[justify]Theo Nguyễn Trọng Trì (Tây Sơn lương tướng ngoại truyện. Nguyễn Đô đốc Văn Tuyết ngoại truyện) và theo một vài chuyện kể dân gian thì trước năm 1771, Nguyễn Văn Tuyết là một trong số những người du thủ du thực, sống phiêu bạt khắp đó đây. Sau nhờ một người thầy dạy võ hết lòng yêu thương chỉ vẽ, lại còn đem con gái gả cho, Nguyễn Văn Tuyết đã trở thành người quyết chí đem tài sức của mình ra cứu khổ cho dân. Ông cùng vợ về quê nhà, tham gia khởi nghĩa Tây Sơn và nhanh chóng được anh em Tây Sơn trọng dụng.[/justify]
[justify]Là bậc võ nghệ cao cường lại giàu mưu lược và có biệt tài cầm quân, Nguyễn Văn Tuyết được phong dần lên đến Đô đốc. Năm 1788, trước khi rút về Phú Xuân, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã thành lập một Bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn ở Bắc Hà và giao cho Đại Tư mã Ngô Văn Sở đứng đầu. Trong Bộ chỉ huy ấy có Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết.[/justify]
[justify]Cuối năm 1788, 29 vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu đã tràn sang xâm lược nước ta. Trước tình thế nguy cấp đó, Đại Tư mã Ngô Văn Sở đã triệu tập một cuộc hội nghị quân sự cao cấp ngay tại kinh thành Thăng Long. Hội nghị đã thống nhất hai vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một là phải cấp báo cho Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ở Phú Xuân. Hai là triệt để thực hiện ý kiến xuất sắc của Ngô Thì Nhậm, rút quân về Tam Điệp và Biện Sơn để bảo toàn lực lượng, chờ cơ hội đánh trận quyết định số mạng của quân xâm lược Mãn Thanh. Người được Bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn ở Bắc Hà tin cậy, trao phó trọng trách gấp rút trở về Phú Xuân một cách an toàn để cấp báo tình hình nguy cấp cho Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ là Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết.[/justify]
[justify]Khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế ở núi Bân (Huế), Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết được giao trách nhiệm gấp rút chuẩn bị cho cuộc hành quân thần tốc ra Bắc Hà. Khi Quang Trung Nguyễn Huệ cầm quân ra Bắc, Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết có vinh dự được cùng hành quân ra. Tại Nghệ An và tại Thanh Hóa, Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết vừa có công tuyển lựa, lại vừa có công huấn luyện cấp tốc cho binh sĩ của Tây Sơn.[/justify]
[justify]Tại Tam Điệp và Biện Sơn, Quang Trung Nguyễn Huệ chia quân làm 5 đạo, nhất tề tiến thẳng ra Bắc. Hai trong số 5 đạo ấy là thủy quân và một trong 2 đạo thủy quân ấy do chính Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy. Đó là một trách nhiệm lớn, cũng là một vinh dự lớn của Nguyễn Văn Tuyết.[/justify]
[justify]Theo kế hoạch của Quang Trung Nguyễn Huệ, đạo thủy quân do Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy có nhiệm vụ vượt biển tiến vào khu vực sông Lục Đầu, tiêu diệt một bộ phận lực lượng của Lê Chiêu Thống đang đóng giữ tại đây, sau đó, tiến lên uy hiếp phía Đông của kinh thành Thăng Long, tạo cơ hội cho đạo quân chủ lực có thể tràn lên một cách dễ dàng. Và Đô đốc Nguyễn  Văn Tuyết đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần rất đáng kể vào thắng lợi chung của quân đội Tây Sơn trong trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử.[/justify]
[justify]Sau trận đại phá quân Mãn Thanh Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết tiếp tục có thêm nhiều cống hiến đối với chính quyền của Quang Trung Nguyễn Huệ. Ông là một trong những võ quan cao cấp nhất, một trong những chỗ dựa quan trọng của Quang Trung Nguyễn Huệ về hoạt động của các lực lượng vũ trang.[/justify]
[justify]Năm 1792, Quang Trung Nguyễn Huệ đột ngột qua đời, vua kế vị là Quang Toản không đủ năng lực, càng không đủ uy tín để giữ gìn và phát huy những thành tựu của vua cha để lại. Chính quyền của Quang Toản bị chia rẽ và mất đoàn kết ngày càng nghiêm trọng. Lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn Ánh đã liên tục tổ chức phản công. Năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm lại được toàn cõi nước ta, triều Nguyễn được dựng lên kể từ đó.[/justify]
[justify]Thời Nguyễn, một trong những chính sách lớn được đặt ra là trả thù một cách thậm tệ đối với những người theo Tây Sơn. Nhiều thuyết nói rằng, Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết đã bị Nguyễn Ánh giết hại, tuy nhiên cũng có thuyết nói rằng, Nguyễn Văn Tuyết đã trốn được và sống mai danh ẩn tích cho đến ngày qua đời. Hiện chưa rõ ông thọ bao nhiêu tuổi.[/justify]
[justify]Nay, tại đường Hoàng Diệu (quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh) có một ngôi đền thờ cũng là nhà thờ của dòng họ Nguyễn Văn Tuyết. Ở đấy, con cháu Nguyễn Văn Tuyết vừa thờ tổ tiên của mình là Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết, lại vừa thờ Đô đốc Long. Đô đốc Long nói đến ở đây có lẽ là Đô đốc Đặng Văn Long, người huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), tức là đồng hương với Nguyễn Văn Tuyết (Tây Sơn lương tướng ngoại truyện. Nguyễn Đô đốc Văn Tuyết ngoại truyện). Theo lời giải thích của dòng dõi Nguyễn Văn Tuyết thì sở dĩ họ thờ Đô đốc Long ở đây vì sinh thời, Đô đốc Long là thầy dạy võ của Nguyễn Văn Tuyết. Tuy nhiên, tư liệu về Đô đốc Đặng Văn Long còn quá sơ sài, cho nên, chúng tôi chưa dám giới thiệu gì về ông.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)