Nghệ thuật sống 2010-05-19 17:53:13

le petit prince chap 11-15


[size=4]XI[/size]


[justify][size=3]Tinh cầu thứ nhì có một kẻ cư trú, tính tình thích khoe khoang :

“A! A! Hôm nay là ngày kẻ thán phục mình tới viếng mình kia đó!”, gã khoe khoang kêu to một tiếng như vậy lúc vừa chớm chợt thấy thoáng hoàng tử bé ở xa xa.

Bởi vì đối tượng những kẻ khoe khoang thì thiên hạ gồm toàn những kẻ thán phục mình.
[/size][/justify]
[size=3][/size] [justify][size=3]
“Xin chào”, hoàng tử bé nói. “Ngài có một cái mũ đội trên đầu trông ngộ nghĩnh kỳ cục lai rai, ron ren dấm dớ thật”.
“Đó là để chào nhau đó”, kẻ khoe khoang trả lời. “Đó là để chào đáp nhau lúc thiên hạ tung hô ca ngợi mình. Khổ thay, chốn này chả bao giờ có một ai bén mảng tới”.
“À! Thế nào ư ra thế”? Hoàng tử bé nói và chưa hiểu ý ra làm sao.
“Hãy vỗ hai bàn tay vào nhau cho lốp đốp đi”, kẻ khoe khoang khuyên bảo như vậy.

Hoàng tử bé vỗ hai bàn tay vào nhau lốp đốp. Gã khoe khoang bèn từ tốn ôn tồn khiêm nhượng nâng mũ lên một cách yểu điệu dập dìu.

“Cái vụ này coi a có mòi thú vị đây, có mòi rỡn vui du hý hơn cái vụ viếng ông vua bữa trước”, hoàng tử bé tự nhủ ở trong cái cõi lòng hí hửng hân hoan của mình. Và chàng ta lại tiếp tục khởi trận điệp điệp vỗ hai bàn tay vào nhau nghe ra càng tươi vui lốp đốp. Gã khoe khoang lại điệp điệp đáp điệu chào bằng cách dìu dặt nâng lại lại lên lên…

Sau năm phút luyện tập thao diễn đón đưa đú đởn, hoàng tử bé thấy ngán ngẩm mệt mỏi cho cái trò rỡn chơi đơn điệu quá độ đùa dai này :

“Còn như muốn cho cái mũ nó rơi xuống một trận, thì phải làm sao”, hoàng tử bé hỏi.

Nhưng gã khoe khoang không nghe gì ra gì trong cái câu hỏi đó. Bọn khoe khoang chỉ già mồm già mũi, nên tai mắt thì bao giờ cũng chỉ có nghe ra duy cái tiếng tung hô tụng niệm ngợi ca thôi.

“Có thật chăng, có thật chăng là nhà ngươi thán phục ngợi ca ta?”, gã hỏi hoàng tử bé một câu như thế.
“Sao gọi là thán phục ngợi ca?”
“Thán phục ngợi ca à? Ấy có nghĩa là du dương nhìn nhận rằng là ta đây đúng là con người đẹp nhất, ăn vận bảnh bao nhất, thắt ca vát xum xuê nhất, giàu sang phú hậu nhất trên nền, tài danh phong nhã nhất trên bậc, từ vào trong cho chí ra ngoài, tràn lan khắp phong cảnh của tinh cầu tư lự, thông minh nết đất, văn chương tính trời”.
“Nhưng ngài có một mình ngài trên cái tinh cầu của ngài mà!”
“Vẫn xin ngươi hãy làm hài lòng ta đi chứ. Sao thì sao, mặc. Cứ vẫn chúc tụng ngợi ca đi!”
“Ta chúc tụng ngợi ca nhà ngươi đó nhé, hoàng tử bé nói, và hơi nhún đôi vai một tí, nhưng mà làm thế có gì đâu mà ngươi lấy làm hí hửng hân hoan lưu tâm vào nhiều chi quá vậy?”
Và hoàng tử bé quay lưng, trở gót chân đi.
“Những người lớn quả thật là kỳ cục”, hoàng tử bé tự nhủ trong lòng mình một câu như vậy, trên suốt lộ trình trong trận viễn du.

[/size]
[size=4]
[/size]


[size=4]XII[/size]


[justify][size=3]Tinh cầu tiếp theo có cư trú một chàng ăn nhậu. Cuộc viếng thăm này rất vắn vủn, nhưng lại xui hoàng tử bé triền miên tư lự u sầu :

“Ngài làm chi đó?” Chàng bảo ông nhậu, lúc nhìn thấy ông ta lặng lẽ ngồi lì bên một mớ con-lét-xon tụ đủ những be sành, bầu sỏi, bình son đã can rượu nằm ngồi bê bết ngổn ngang bên một lô con-lét-xon những chai đầy ăm ắp đứng.
[/size][/justify]
[size=3][/size] [justify][size=3]“Ta nhậu nhậu ta”, ông nhậu đáp vậy, với giọng ưu phiền, não dạ thảm đạm làm sao.
“Tại sao ngài nhậu?”, hoàng tử bé hỏi.
“Ta nhậu để ta quên”, ông nhậu đáp.
“Để quên cái chi?”, hoàng tử bé hỏi, lòng đã thấy ái ngại cho ông.
“Để nhâm nhi quên đi cái niềm thị phi xấu hổ”, ông nhậu đáp và cúi gầm cái đầu tư lự xuống.
“Xấu hổ cái chi?” hoàng tử bé hỏi, lòng đã thấy có ý muốn giúp đỡ giùm ông ta một cái.
“Xấu hổ cái nhậu!”, ông nhậu kết thúc một cách bất khả vãn hồi trong lặng lẽ vậy quanh.

Và hoàng tử bé quay gót chân đi, hoang mang khôn xiết.

“Những người lớn quả thật sao mà kỳ cục thế”, chàng tự nhủ trong lòng trên suốt lộ trình viễn du trong cuộc.

[/size]
[justify][size=3]Tinh cầu thứ tư có cư trú một ông làm ắp phe. Ông này lăng xăng bận rộn đến nỗi không buồn ngẩng đầu lên lúc hoàng tử bé tới.
“Xin chào”, hoàng tử bé nói. “Điếu thuốc của ngài đã tắt cái đầu lửa”.
“Ba và hai là năm. Năm và bảy là mười hai. Mười hai và ba, mười lăm. Xin chào. Mười lăm và bảy, hai mươi hai. Hai mươi hai và sáu, hai mươi tám. Hai mươi sáu và năm, ba mươi mốt. Húp! Thế là ra năm trăm một triệu sáu trăm hai mươi hai ngàn bảy trăm ba mươi mốt”.
“Năm trăm triệu cái chi?”
“Hử? mày vẫn đứng đó? Năm trăm một triệu cái… cái chi tao cũng chẳng biết nữa… cái chi tao quên mất rồi… Tao bận công việc quá xá đi mà! Tao nghiêm trọng đứng đắn lắm, tao đây, tao không có lai rai đâu mà rỡn đùa với những vụ nhâm nhi nhảm nhí! Hai và năm là bảy…”
[/size][/justify]
[size=3][/size] [justify][size=3]“Năm trăm một triệu cái chi”, hoàng tử bé hỏi trở lại, vì chàng vốn chẳng bao giờ chịu rút lui một câu hỏi, một khi đã mở miệng nêu nó ra rồi.
Người ắp phe ngẩng đầu :
“Từ năm mươi bốn năm ta sống tại cái tinh cầu này, ta chỉ bị quấy nhiễu ba bận mà thôi. Bận thứ nhất đó là cách đây hai mươi hai năm, bởi một con bọ rầy chẳng biết từ đâu rớt tới một hột. Nó gây nên một tiếng ầm kinh khiếp, làm cho ta tính lộn bốn chỗ trong một bài toán cộng. Lần thứ nhì đó là cách đây mười một năm, bởi một trận đau xương trở lên chứng. Ta không thì giờ thể dục. Ta không thì giờ dạo quanh. Ta không lai rai, ta đứng đắn trang nghiêm. Lần thứ ba… là đây! Vậy là khi nãy ta đã tính tới con số năm trăm một triệu…”
“Triệu cái chi?”

Ông ắp phe biết rằng khôn nỗi hy vọng yên bình được.

“Triệu những cái thứ nhỏ nhít mà đôi khi thiên hạ thấy ra ở trên trời”.
“Những con ruồi?”
“Không, không phải, những cái vật vàng óng làm cho những đứa lười biếng nó mơ mộng đăm chiêu ở bên thân mình của phố thị. Chúng nó mang cái dạ bần thần lếu láo đìu hiu cầu nguyện bước lan đi… Nhưng ta đây, ta nghiêm trang đứng đắn, ta! Ta không thì giờ đâu mà mộng mị chiêu đăm”.
“A! những ngôi sao?”
“Phải, phải đó. Những ngôi sao”.
“Và ngài đem ra làm cái chi với năm trăm triệu ngôi sao đó?”
“Năm trăm một triệu sáu trăm hai mươi ngàn bảy trăm ba mươi mốt. Ta đứng đắn nghiêm trang, ta đưa ra con số chắc chắn, rõ rệt, chính xác”.
“Và ngài đem ra làm cái chi với những ngôi sao đó?”
“Làm cái chi với những ngôi sao?”
“Vâng”.
“Không đem làm cái chi cả. Ta sở hữu chúng”.
“Ông sở hữu những ngôi sao?”
“Ừ. Những ngôi sao nằm trong vòng cõi sở hữu của ta”.
“Nhưng tôi vốn có biết một ông vua…”
“Những ông vua không có sở hữu một cái chi hết cả. Ông vua là ông “trị vì” trên. Hoàn toàn khác biệt”.
“Và ông sở hữu những ngôi sao, sự đó không dùng vào được sự gì ráo?”
“Dùng vào sự mua lấy những ngôi sao khác, nếu thảng hoặc có kẻ tìm kiếm được đâu ra”.
“Cái ông này”, hoàng tử bé tự nhủ trong lòng, “cái ông này lý luận có bề hơi giống một người sau rượu”.
Tuy nhiên chàng còn chất vấn thêm :
“Làm sao mà người ta có thể sở hữu được những ngôi sao?”
“Ngôi sao, chúng là của ai?” Ông ắp phe cằn nhằn hỏi giật trở lại một cái.
“Tôi chả biết. Chúng chả là của ai cả”.
“Vậy thì rõ ràng chúng là của ta vậy, bởi vì ta là kẻ đầu tiên đệ nhất đã nghĩ tới chúng trước tiên”.
“Chừng đó đã đủ?”
“Tất nhiên. Khi mày tìm thấy một viên kim cương không của ai cả, thì nó là của mày. Khi mày tìm thấy một hòn đảo không của ai cả, thì nó là của mày. Khi mày tìm thấy một con vịt không của ai cả, thì nó là của mày. Khi mày tìm thấy một ý tưởng đười ươi trước tiên, thì mày đem cấp phát văn bằng dược khoa cho nó: nó là của mày. Còn ta, ta sở hữu những ngôi sao, bởi vì chưa bao giờ có kẻ nào trước ta đã nghĩ tới cái sự chiếm hữu chúng nó cả”.
“Cái đó quả đúng như vậy. Nhưng ngài đem chúng dùng làm cái chi?”
“Ta quản lý chúng. Ta đếm đi đếm lại chúng. Ta đếm tới đếm lui chúng. Cái đó khó nhọc lắm. Nhưng ta vốn xưa kia tới bây giờ mới thấy đây là một người nghiêm trang đứng đắn!”
Hoàng tử bé vẫn còn chưa thấy thỏa mãn trong lòng.
“Tôi, nếu tôi có một cái khăn quàng cổ, thì tôi có thể đem quấn nó quanh cổ và mang nó đi. Tôi, nếu có một đóa hoa, thì tôi có thể ngắt đóa hoa của tôi, và mang nó đi. Nhưng ông, thì ông không thể hái ngắt được những đóa ngôi sao đâu! Xin đi lạc lối thanh hà. Xin đi sai điệu cung hà thanh đi”.
“Vâng, nhưng ta có thể đem gửi chúng nó cho nhà băng”.
“Thế có nghĩa là thế nào?”
“Thế có nghĩa là ta viết ra trên một mặt giấy nhỏ tổng số những ngôi sao của ta. Rồi thì ta đem tấm giấy nọ mà khóa kỹ vào trong một cái ngăn tủ”.
“Rồi thôi?”
“Rồi thôi. Chừng đó đã đủ vậy!”
Ngộ nghĩnh thật, hoàng tử bé tự nhủ. Cũng là khá thơ mộng đó. Nhưng coi có mòi không được đứng đắn mấy chút cho lắm.
Hoàng tử bé có những ý tưởng rất khác ý tưởng những người lớn về những sự vật đứng đắn.
“Tôi”, chàng bảo, tôi có một đóa hoa tôi tưới nước hằng ngày. “Tôi có ba hỏa sơn tôi nạo than khói hàng tuần. Vì tôi cũng nạo gọt cho những hỏa sơn đã tắt. Ai biết đâu. Ai đâu ngờ được hết. Đó là cần ích cho những hỏa sơn của tôi, và cần ích cho đóa hoa của tôi, mà tôi sở hữu. Nhưng còn ông, ông chả có ích lợi chi cho những ngôi sao cả…”
Ông ắp phe mở miệng, nhưng chẳng tìm ra một lời nào để đáp, và hoàng tử bé trở gót chân đi.
“Những người lớn quả thật là hoàn toàn kỳ lạ”, chàng tự nhủ một cách đơn sơ như thế suốt trên cuộc viễn du…


[/size]
[size=4]XIV[/size]


[justify][size=3]Tinh cầu thứ năm thật là rất lạ. Đó là tinh cầu bé bỏng nhất trong mọi tinh cầu. Chỉ vừa đủ chỗ cho một ngọn đèn lồng và cho một kẻ coi sóc thắp đèn. Hoàng tử bé không cách gì tự minh giải cho mình rõ sự vụ: trên một tinh cầu không nhà cửa, không dân cư, lưu lạc vật vờ giữa càn khôn man mác, thì một ngọn đèn lồng ở ngã ba đường không có ngã ba còn có thể phụng sự cho ai hoặc cho cái gì mới được? Tuy nhiên chàng tự nhủ :

“Có lẽ rằng cái anh chàng này thuộc nòi phi lý máu xương. Tuy nhiên anh ta cũng không đến nỗi phi lý quá như ông vua, gã khoe khoang, ông làm áp phe và ông nhậu. Ít ra nữa thì công việc anh ta làm cũng còn có một chút ý nghĩa chi đó. Khi anh ta thắp ngọn đèn lồng thì cũng có thể gọi là làm một việc giống như làm nảy sinh thêm ra một cái ngôi sao nữa, hoặc một đóa hoa rạng rỡ nữa. Lúc anh ta tắt ngọn đèn thì cũng như là ru đóa hoa hoặc ngôi sao vào trorg giấc ngủ. Đó là một công việc xinh xắn lắm vậy. Mà đã xinh, thì hẳn nhiên là hữu ích thật sự rồi vậy”.
[/size][/justify]
[size=3][/size] [justify][size=3]Khi hoàng tử cập bờ tinh cầu, chàng kính cẩn chào người thắp đèn :
“Xin chào ông ngày mới. Vì sao ông vừa tắt ngọn đèn lồng đi như rứa?”
“Đó là hiệu lệnh”, người thắp đèn đáp. “Chào chú ngày lành”.
“Hiệu lệnh là gì?”
“Ấy là tắt ngọn đèn vậy. Chào chú đêm lành”.
Và anh ta thắp ngọn đèn lên.
“Nhưng tại sao ông lại vừa thắp ngọn đèn trở lại?”
“Đó là hiệu lệnh”, người thắp đèn đáp.
“Tôi không hiểu”, hoàng tử bé nói.
“Chẳng có gì để hiểu cả”, người thắp đèn nói. “Hiệu lệnh là hiệu lệnh. Chào chú ngày lành”.
Và chàng ta tắt ngọn đèn lồng.
Rồi chàng ta cầm lấy tấm mu xoa ca rô đỏ mà thấm mồ hôi trên trán.
“Tôi làm một nghề kinh khủng đó chú thấy không. Xưa kia thì công việc cũng là hữu lý. Tôi tắt đèn buổi sáng, và thắp đèn lúc chiều hôm. Ngoài ra thì giờ còn lại của ban ngày thì tôi nghỉ ngơi, thì giờ còn lại ban đêm thì tôi yên ngủ…”
“Và từ đó về sau, hiệu lệnh đã thay đổi?”
“Hiệu lệnh không thay đổi”, người thắp đèn bảo. “Đó là bi kịch! Tinh cầu mỗi năm mỗi quay nhanh chóng hơn, còn hiệu lệnh thì không thay đổi!”
“Thế rồi?”, hoàng tử bé nói.
“Thế rồi tới ngày nay tinh cầu cứ mỗi phút là quay xong một vòng, thì tôi không còn một giây nghỉ ngơi. Mỗi phút tôi phải thắp lên và tắt xuống mỗi bận!”
“Kỳ lạ thật. Mỗi ngày xứ anh chỉ có một phút!”
“Chẳng có chi kỳ lạ hết”, người thắp đèn bảo. “Từ lúc ta nói chuyện với nhau tới bây giờ, là một tháng tròn rồi đó”.
“Một tháng?”
“Vâng. Ba mươi phút. Ba mươi ngày! Chào chú đêm lành”.
Và anh ta thắp ngọn đèn trở lại.
Hoàng tử bé nhìn chàng và thấy yêu mến cái anh chàng thắp đèn này sao mà trung thành với hiệu lệnh đến thế… Hoàng tử nhớ lại những cơn mặt trời lặn, những trận tịch dương ngậm ngùi mà thuở xưa chàng đã xoay quanh ghế ngồi để tìm ngó. Chàng muốn giúp đỡ ông bạn thiết này :
“Bác biết đó nhé… tôi biết một phương cách giúp bác nghỉ ngơi lúc nào bác muốn…”
“Luôn luôn tôi muốn, người thắp đèn bảo. Bởi vì người ta có thể vừa trung thành vừa lười biếng”.
Hoàng tử bé tiếp:
“Tinh cầu của bác nhỏ bé quá đến nỗi chỉ bước chơi ba bước là đi xong một vòng. Bác chỉ cần bước chậm chậm một chút là luôn luôn đứng dưới bóng mặt trời. Lúc nào bác muốn nghỉ ngơi thì bác bước bước đi… và tùy ý bác muốn bao nhiêu thì ban ngày sẽ kéo dài ra bấy nhiêu”.
“Cái đó chẳng giúp gì cho ta lắm đâu, người thắp đèn nói. Điều ta muốn trong đời, là ngủ”.
“Rủi thật”, hoàng tử bé nói.
“Rủi thật”, người thắp đèn nói. “Chào chú ngày lành”.

Và chàng tắt ngọn đèn lồng.

“Anh chàng này”, hoàng tử bé tự nhủ khi tiếp tục cuộc hành trình, “anh chàng này sẽ bị mọi kẻ khác xem khinh, từ ông vua đến gã khoe khoang, ông nhậu, ông áp phe.

Tuy nhiên, chính chàng mới là kẻ duy nhất mà ta thấy không lố bịch đó. Ấy có lẽ vì chàng bận tâm lo tới những gì khác hơn là chính bản thân mình”.

Hoàng tử thở dài luyến tiếc và tự nhủ thêm :

“Chàng nọ là kẻ duy nhất mà ta có thể kết làm bạn thiết. Nhưng tinh cầu của y quả thật là quá bé. Không đủ chỗ cho hai người…”

Điều mà hoàng tử bé không dám tự thú nhận với mình, ấy là: chàng luyến tiếc tinh cầu lai láng hạnh phúc kia nhiều nhất là bởi lẽ: tại đó trong khoảng hai mươi bốn tiếng đồng hồ, chàng có thể hưởng được đến một ngàn bốn trăm bốn mươi cơn mặt trời lặn! [1]
[/size][/justify]
[justify][size=3][1] Ấy là ẩn ngữ mạt thể suy tư?


[/size]
[size=4]XV[/size]


[justify][size=3]Tinh cầu thứ sáu là một tinh cầu rộng hơn gấp mười lần. Có một ông già cư trú, ông ta viết những cuốn sách thật bự.

“Kìa một nhà thám hiểm!”, ông ta thốt lớn khi thoáng thấy hoàng tử bé.

Hoàng tử bé ngồi trên chiếc bàn, và thở có chiều hổn hển chút ít. Chàng đã du lịch nhiều biết mấy dặm đường!

“Chú từ đâu tới?” cái ông cụ già hỏi.
“Cuốn sách bự nọ là sách gì thế?”. Hoàng tử bé hỏi. “Ngài làm chi tại đây?”
“Ta là nhà địa lý”, ông già nói.
“Nhà địa lý là gì?”
“Là một nhà bác học biết rõ biển khơi ở đâu, sông ngòi ở đâu, sa mạc ở đâu”.
“Cái đó nghe ra có mòi thích thú đấy, hoàng tử bé nói.

Ừ! đó mới là nghề nghiệp đích thực đó”.
Và chàng đưa mắt ngó bốn xung quanh một cái, nhìn khắp quả tinh cầu của nhà địa lý. Chàng chưa bao giờ nhìn thấy một tinh cầu uy nghiêm thế này.
[/size][/justify]
[size=3][/size] [justify][size=3]
“Thật là đẹp đó, cái tinh cầu của ông. Đây có đại dương không?”
“Ta không thể biết được điều đó, nhà địa lý nói”.
“A!” (hoàng tử bé thất vọng). “Còn núi rừng?”
“Ta không thể biết điều đó”, nhà địa lý nói.
“Còn những phố thị, còn những sông ngòi và sa mạc?”
“Ta cũng không thể biết được nốt”, nhà địa lý nói.
“Nhưng ông là nhà địa lý kia mà!”
“Cái đó đúng”, nhà địa lý nói, “nhưng ta đâu phải là nhà thám hiểm. Nhà địa lý đâu có phải là kẻ kê khai toán định những phố thị, những sông ngòi, những núi rừng, những đại dương và những sa mạc. Nhà địa lý quan trọng lắm, đâu có phải rỡn đâu mà lang thang phôi pha tháng ngày đìu hiu đi dạo! Nhà địa lý không rời bàn giấy của mình. Ngồi tại phòng giấy mà tiếp kiến các nhà thám hiểm. Nhà địa lý chất vấn họ, và ghi vào sổ những kỷ niệm của họ. Và nếu những kỷ niệm của một kẻ trong bọn họ xem ra có vẻ đáng lưu tâm, thì nhà địa lý liền cho người đi mở cuộc điều tra về đạo đức của nhà thám hiểm”.
“Để làm chi vậy?”
“Bởi vì một nhà thám hiểm nếu rủi mà y nói dối một cái, thì có phải là tạo ra bao nhiêu nhào đổ đảo điên trong sách vở của nhà địa lý hay không? Và sự tình ngổn ngang cũng vậy, nếu nhà thám hiểm là một tay ghiền rượu”.
“Tại sao vậy?”, hoàng tử bé hỏi.
“Tại vì những bọn say rượu nhìn một ra hai. Do đó xui nhà địa lý lầm lạc theo, nhà địa lý ắt sẽ ghi hai ngọn núi tại một nơi chỉ có một ngọn núi mà thôi”.
“Tôi biết một kẻ”, hoàng tử bé nói, “nếu y làm nghề làm hiểm thì hỏng bét”.
“Có thể lắm. Thế nên, khi mà đạo đức của nhà thám hiểm xem ra có bề tốt đẹp, thì người ta làm một cuộc điều tra về sự khám phá của y”.
“Người ta sẽ đi xem xét?”
“Không. Như vậy phức tạp lắm. Người ta chỉ yêu cầu nhà thám hiểm đưa ra những bằng chứng. Nếu sự vụ vấn đề là sự khám phá một trái núi to, thì người ta đòi hỏi y mang về những hòn đá bự”.

Nhà địa lý đột nhiên có giọng kích động.

“Nhưng còn chú bé, chú từ xa tới! Chú là một nhà thám hiểm! Chú hãy mô tả cho ta nghe tinh cầu của chú ra sao!”

Và nhà địa lý, mở rộng cuốn sổ ra, cầm con dao gọt nhọn đầu cây bút chì. Ban đầu người ta ghi bằng bút chì những chuyện kể của những nhà thám hiểm. Người ta chờ đợi nhà thám hiểm đưa ra đủ bằng chứng rồi mới ghi lại bằng mực đen trên giấy trắng.

“Thế nào?” nhà địa lý chất vấn. “Thế nào? Ta khởi sự chứ?”
“Ồ! nơi xứ sở tôi”, hoàng tử bé nói, “chẳng có gì ra trò, chẳng có gì đáng lưu ý lắm đâu, thật bé bỏng lắm. Tôi có ba ngọn hỏa sơn. Hai ngọn đương phun lửa, và một đã tắt. Nhưng ai biết đâu bao giờ”.
“Ai biết đâu bao giờ”, nhà địa lý nói.
“Tôi cũng có một đóa hoa”.
“Chúng ta không ghi chép hoa”, nhà địa lý nói.
“Nói nghe lạ chưa! Sao vậy? Hoa là cái xinh nhất!”
“Nhưng vì hoa vốn là phù du”.
“Sao gọi là phù du? Phù du nghĩa là gì?”
“Địa lý lục”, nhà địa lý nói, “là những cuốn sách quý nhất trong mọi thứ sách. Chúng chẳng thể trở thành trần hủ, lỗi thời, quá mối bao giờ. Ít khi có cái sự vụ một ngọn núi dời chỗ, di lịch địa điểm. Rất ít khi một đại dương cạn ráo hết nước. Chúng ta viết, chúng ta ghi chép những sự vật thiên thu, những sự vụ vạn đại, những sự kiện vĩnh viễn muôn năm, trường tồn tuế nguyệt”.
“Nhưng những ngọn hỏa sơn đã tắt, bất ngờ có thể tỉnh giấc trở cơn, phun lửa trở lại”, hoàng tử bé ngắt lời. “Sao gọi là “phù du”?”
“Dù hỏa sơn tắt, dù hỏa sơn phun lửa, thì cũng vậy thôi đối với thiên hạ”, nhà địa lý học nói, “cái đáng kể đối với chúng ta là trái núi. Trái núi thì không đổi dời”.
“Nhưng sao gọi là “phù du”?” hoàng tử bé lặp lại lần nữa, hoàng tử bé vốn là kẻ suốt đời không bao giờ đã chịu rút lui một câu hỏi, mỗi một khi đã nêu nó ra rồi.
“Phù du có nghĩa là “bị đứng trước hiểm họa sắp điêu tàn tiêu diệt?”
“Cố kỳ nhiên”.
“Đóa hoa của ta là phù du”, hoàng tử bé tự nhủ, “và nó chỉ có bốn chiếc gai nhọn để tự bảo vệ tấm thân trước cõi đời! Thế mà ta đã nỡ bỏ nó lại một mình nơi quê ta!”

Đó là niềm luyến tiếc ăn năn trở cơn lần thứ nhất trong tấm lòng hoàng tử bé, nhưng chàng thu lại can đảm :

“Ngài khuyên tôi nên đi viếng gì bây giờ?”, chàng hỏi.
“Hành tinh Địa cầu, nhà địa lý đáp. Địa cầu có một tiếng tăm tốt lắm đó… Nghe nói đó là nơi thường xảy ra những sự vụ ly kỳ và thơ mộng phiêu bồng nhất vũ trụ”.

Và hoàng tử bé quay gót ra đi, mơ màng nghĩ tới đóa hoa cũ của mình.
[/size][/justify]

[/justify]

[/justify]

[/justify]

[size=3]
[/size][/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)