Có lẽ ai cũng biết sự tích về ngày lễ này, nhưng nhắc lại một chút chắc không thừa. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện được nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ ra sao nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Nhưng do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình để tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp. Vì vậy khi bát đưa lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
Niềm hạnh phúc khi còn có mẹ (nguồn ảnh: internet)
Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó". Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: [[email protected]][email protected][/email] |
Ngày lễ Vu Lan bởi thế không chỉ có ý nghĩa là ngày cúng lễ tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cúng cho các vong hồn cô quạnh mà sâu xa hơn, nó nhắc nhở người ta biết trân trọng những gì mình đang có: cha mẹ, gia đình, người thân.
Nghĩ về cái chết, cõi chết để làm những điều tốt đẹp hơn cho sự sống, cõi sống. Dù là những việc nhỏ bé nhất.
Và sau cùng, thay cho lời kết, xin mượn những lời thiết tha trong bài ca “Bông hồng cài áo” của Phạm Thế Mỹ:
“…Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh.
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em.
Thì xin anh, thì xin em,
Hãy cùng tôi vui sướng đi!
Hãy cùng tôi vui sướng đi!
3blingeye3 3blingeye3 3blingeye3 3blingeye3 3blingeye3 3blingeye3