Không chỉ tung ra những cú chỏ, gối và đá sấm sét, Tony Jaa còn sở hữu ngón võ tưởng chừng chẳng liên quan gì tới Muay, đó là thứ Túy quyền độc nhất vô nhị.
Loại võ say… chẳng giống ai của Tony Jaa
Sự “khác người” này chính là nhờ vào việc đã kết hợp giữavới – một đặc sản vốn bắt nguồn từ võ thuật Trung Hoa.
Trong võ thuật Trung Quốc hay võ cổ truyền Việt Nam, Túy quyền (võ say) là loại công phu hiểm hóc, vô cùng mềm mại. Các động tác thì đa dạng khó lường, có lúc nhẹ bẫng như đang nâng cốc rượu đầy, lúc lại bổ nhào như người đang say mềm…
Nhưng loại võ say của Tony Jaa lại mang một phong cách khác hẳn, thậm chí có phần đối lập khi những động tác anh thi triển là vô cùng dứt khoát, mạnh mẽ đến mức tàn khốc.
Trong bộ phim Ongbak 2, Tony Jaa hiếm hoi thi triển khả năng võ thuật kinh điển với độc chiêu võ say. Võ sĩ Thái Lan đã thể hiện loại võ “dị” này theo một thần thái rất mạnh, hoang dại và đầy tàn bạo.
Túy quyền của Tony Jaa rất khác so với Túy quyền của Trung Hoa.
Những đòn thế của Tony Jaa rất mạnh mẽ, mang tính sát thương rất cao chứ không uyển chuyển tinh tế giống như thứ võ say thường thấy ở võ thuật Trung Quốc, mà điển hình là những màn thi triển của Thành Long trên các thước phim.
Thông thường, các võ sĩ khi đánh võ say đặc biệt chú trọng tới bộ pháp uyển chuyển, thân hình mềm mại, ngay cả tới cách ngã cũng rất nhẹ nhàng, đôi lúc có phần lả lướt.
Đặc biệt các đòn tấn công thường dùng nhiều bằng tay, đánh vào các vùng nguy hiểm của đối phương (mắt, yếu hầu, thái dương, hạ bộ, gáy…)
Trong khi đó, cách tấn công của Tony Jaa lại chịu ảnh hưởng lớn của kỹ thuật Muay Thái với những cú ra đòn cực mạnh bằng chân, gối và những cú đấm có thể khiến “thần sầu quỷ khóc”.
Túy quyền của võ sĩ Băng Sơn - Chưởng môn phái Thiếu Lâm Phật Gia của Việt Nam.
Một điểm khác người nữa trong ngón Túy quyền của Tony Jaa đó là anh liên tiếp thực hiện các đòn phá trụ đối phương trong trạng thái… nằm xõng xoài. Đây là điều rất hiếm khi xảy ra ở võ thuật Trung Hoa và cả võ Bình Định của Việt Nam.
Võ say của Tony Jaa đáng sợ hơn Thành Long?
Theo các nhà nghiên cứu võ thuật, để trở thành một “cao thủ” của Túy quyền không phải là dễ.
Bởi nó đòi hỏi nhiều yếu tố từ cơ bắp săn chắc đầy sức mạnh, các khớp xương cử động mềm mại linh hoạt, khả năng ra đòn phải rất nhanh, mạnh, chính xác, thần kinh cần phải luôn vững vàng…
Tất nhiên, cả Thành Long và Tony Jaa đều có thừa những tố chất đó để có thể trở thành một cao thủ.
Với Thành Long, màn võ say trong bộ phim Túy quyền được đánh giá là 1 trong 3 cảnh võ thuật để đời của anh. Còn Tony Jaa, những pha ra đòn võ say trong Ongbak 2 cũng được coi là một trong các màn đánh đấm kinh điển.
Túy quyền của Thành Long.
Thật khó để so sánh túy quyền của ai đặc sắc hơn bởi mỗi người mang một phong cách rất riêng, một người thì mềm mại, người kia lại mạnh mẽ, tàn bạo.
Tuy nhiên nếu đem ra áp dụng ngoài thực chiến, có vẻ như võ say của Thành Long thật khó có thể so sánh được với đại diện từ Thái Lan.
Bởi trong thực chiến, những động tác rất mềm mại, uyển chuyển như múa theo phong cách Thiếu Lâm của Thành Long thật khó có thể phát huy tác dụng, đặc biệt là khi phải đối đầu với đối thủ có sức mạnh cơ bắp và thể lực sung mãn.
Trong khi đó, ngón võ say của Tony Jaa do chịu sự ảnh hưởng từ sự thực dụng của môn Muay nên tất nhiên, hiệu quả được đánh giá cao hơn hẳn.
Tất cả những đòn thế mà siêu sao người Thái tung ra đều rất nhanh, hiểm hóc và cực kỳ uy lực, nhằm hướng tới mục đích chiến thắng đối phương một cách càng nhanh càng tốt thay vì để biểu diễn.
Dường như câu hỏi “võ say của Thành Long, Tony Jaa, ai lợi hại hơn” cũng khá giống với việc so sánh sự thực dụng và hiệu quả của võ Thiếu Lâm so với Muay Thái.
Và theo nhiều nhà nghiên cứu võ thuật, việc Muay Thái được đánh giá cao hơn võ Thiếu Lâm ở điểm này được coi là một điều hiển nhiên!
Võ sư Băng Sơn - Chưởng môn phái Võ lâm Phật gia tại Việt Nam từng lý giải về Túy quyền: Hoàn toàn không có chuyện chỉ khi say lướt khướt mới đánh được võ say.
Cốt lõi của môn này là hình say chứ ý không say, bước say chứ tâm hoàn toàn tỉnh táo. Nói cách khác, túy quyền là bài võ có quyền pháp bắt chước hình ảnh của người say chứ không phải thực say.
Chính vì thế, hình ảnh người say mềm đánh võ như phim Trung Quốc thường làm hoàn toàn chỉ mang tính chất nghệ thuật, hư cấu.