[size=3]Một luật mới của Pháp quy định những người chồng sỉ nhục bạn đời về ngoại hình hoặc bịa ra chuyện "đối tác" ngoại tình sẽ phải lĩnh án tù.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Đây là lần đầu tiên một quốc gia áp dụng hình thức phạt tù đối với những người sử dụng hoặc đe dọa sử dụng những hình thực khủng bố tâm lý. Telegraph cho biết, những người phạm luật có thể đối mặt với mức án lên tới ba năm tù và khoản tiền phạt 75.000 euro.[/size]
[size=3]Theo quy định của luật mới, những ông chồng sẽ bị coi là phạm tội nếu sỉ nhục ngoại hình của vợ, dựng chuyện vợ ngoại tình, gửi thư hay tin nhắn có nội dung lăng mạ tới vợ. Đương nhiên, đàn ông Pháp cũng có quyền kiện vợ nếu chị em thóa mạ họ trong các cuộc cãi cọ.[/size]
[size=3]Luật được áp dụng với cả những cặp đôi chung sống mà không đăng ký kết hôn. Nếu bị tòa án chứng minh có tội, những người gây bạo lực tinh thần sẽ phải đeo vòng điện tử ở chân để cảnh sát có thể theo dõi họ.[/size]
[size=3]Phát biểu trước quốc hội, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề gia đình Nadine Morano khẳng định luật mới thừa nhận bịa chuyện ngoại tình và sỉ nhục người khác về ngoại hình là hình thức bạo lực tâm lý. Theo bà Morano, ngôn từ cũng có thể gây đau đớn như cú đấm. Bà cho biết, đường dây hỗ trợ phụ nữ bị lạm dụng nhận được trung bình 90.000 cuộc gọi mỗi năm, trong đó 84% liên quan tới bạo lực tâm lý.[/size]
[size=3]Giới quan tòa Pháp cho rằng luật mới không khả thi vì hành vi sỉ nhục bạn đời được định nghĩa tương đối mơ hồ và người ta cũng khó có thể tìm thấy bằng chứng về hình thức khủng bố tâm lý bằng lời nói.[/size]
[size=3]“Bạn làm thế nào để xác định được hành vi lăng mạ lặp lại nhiều lần?”, Virgine Duval, thư ký của liên minh các thẩm phán Pháp (USM), phát biểu.[/size]
[size=3]Những nhân chứng trong các vụ cãi cọ ở gia đình thường là các thành viên trong gia đình. Trước tòa, những nhân chứng như thế không đáng tin cậy, bởi họ có thể bị chi phối bởi tình cảm đối với nguyên đơn và bị đơn.[/size]
[size=3]“Đây chỉ là một đạo luật mang tính trưng bày. Luật được thông qua bởi nỗ lực vận động hành lang của các tổ chức bảo vệ quyền lợi phụ nữ, nhưng nó không có tính thực tiễn. Những người đàn ông đánh vợ có thể lợi dụng luật bằng cách nói rằng họ ra tay để chống trả hành vi bạo lực tinh thần mà vợ gây nên. Còn nếu phụ nữ chán chồng, họ chỉ việc tuyên bố chồng gây bạo lực tâm lý và yêu cầu quan tòa cấm bạn đời tới gần họ và con”, Duval nhận xét.[/size]